Facebook đang kêu gọi đề ra thêm nhiều quy định hơn đối với ngành công nghệ, bao gồm lời kêu gọi mơ hồ về việc kiểm duyệt nội dung một cách “minh bạch hơn” và trách nhiệm với việc lưu trữ nội dung bất hợp pháp, nhưng lại ít nhắc đến các quy định nhằm ngăn chặn sự kiểm duyệt và can thiệp chính trị của chính những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon.

Facebook kiểm duyệt (Ảnh: Ink Drop/ Shutterstock)
(Ảnh minh họa: Ink Drop/Shutterstock)

Trong một bài đăng trên trang web chính thức của mình, Facebook cho biết: “Đã 25 năm kể từ khi các quy định toàn diện về internet được thông qua. Đã đến lúc tiến hành cập nhật.”

Tuy nhiên, 4 lĩnh vực mà Facebook kêu gọi đề ra thêm nhiều quy định hơn sẽ không ảnh hưởng đến sức mạnh to lớn và ngày một tăng của công ty này trong việc can thiệp vào các cuộc bầu cử trên khắp thế giới. Các mục được Facebook đề cập là “chống can thiệp bầu cử nước ngoài”, “bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của mọi người”, “cho phép khả năng di chuyển dữ liệu an toàn và dễ dàng giữa các nền tảng” và “những thay đổi đáng chú ý đối với Mục 230”.

Về mặt lý thuyết, một số đề xuất này có thể làm suy yếu khả năng kiểm duyệt. Ví dụ, khả năng di chuyển dữ liệu giữa các nền tảng có thể giúp chuyển thông tin từ Facebook sang đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Facebook không ủng hộ các đối thủ theo định hướng tự do ngôn luận. Vào năm 2018, Facebook Messenger đã chặn các liên kết đến Minds.com, một mạng xã hội cạnh tranh cho phép tự do ngôn luận với quy mô rộng hơn nhiều so với Facebook.

Việc sửa đổi Mục 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (CDA) cũng có thể quy định nghĩa vụ thực hiện tự do ngôn luận cho các nền tảng như Facebook. Nhưng quy định này cũng có thể gây ra hậu quả cho Facebook và các đối thủ nhỏ hơn của nó khi không gỡ bỏ nội dung bất hợp pháp đủ nhanh. Ý tưởng của Facebook về việc sửa đổi Mục 230 thuộc trường hợp sau, cho thấy hậu quả khắc nghiệt hơn đối với các nền tảng không gỡ nội dung đủ nhanh.

Quy định trên chủ yếu sẽ gây tổn hại cho các công ty có quy mô nhỏ hơn không có năng lực kiểm duyệt nội dung như Facebook. Các ví dụ có thể kể đến là Gab, Parler, Rumble và Minds.

Facebook không chỉ thất bại trong việc kêu gọi việc đề ra thêm quy định nhằm ngăn chặn sự can thiệp chính trị của Thung lũng Silicon, mối quan tâm ngày càng gia tăng của các chính phủ nước ngoài, mà còn công khai khoe khoang về những nỗ lực can thiệp vào chính trị trên toàn thế giới.

Facebook cho hay: “Chúng tôi phát hiện và xóa các chiến dịch thao túng trên khắp thế giới và trên các ứng dụng của chúng tôi. Kể từ năm 2017, chúng tôi đã xóa hơn 100 mạng trên toàn thế giới vì tham gia vào các hành vi không xác thực phối hợp, bao gồm cả trước các cuộc bầu cử dân chủ quy mô lớn”.

Mặc dù được gắn nhãn là một chiến dịch chống lại “hành vi không xác thực”, sự can thiệp bầu cử của Facebook đã nhắm mục tiêu áp đảo đến phe cánh hữu.

Tại Pháp, vào năm 2017, Facebook đã xóa hơn 30.000 tài khoản trước cuộc bầu cử tổng thống của nước này, được xem là một cuộc tấn công vào các trang ủng hộ ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tộc Marine Le Pen.

Tại Brazil, vào năm 2018, Facebook đã kiểm duyệt mạng lưới chính ủng hộ tổng thống theo phe cánh hữu Jair Bolsonaro vài ngày trước cuộc bầu cử bổ sung (run-off).

Tại Ý, vào năm 2019, trước cuộc bầu cử ở Liên minh Châu Âu, Facebook đã kiểm duyệt hàng chục tài khoản với tổng cộng 2,46 triệu người theo dõi, hầu hết trong số này ủng hộ lãnh đạo liên minh cánh hữu Matteo Salvini.

Facebook là một trong nhiều nền tảng đã kiểm duyệt Tổng thống Donald Trump khi ông còn đương nhiệm. Đây là lần đầu tiên mà một nhà lãnh đạo thế giới bị cấm vĩnh viễn khỏi nền tảng này, dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ các chính phủ quốc gia trên khắp thế giới.

Theo Breitbart,

Phan Anh

Xem thêm: