Giải Nobel đầu tiên của năm 2016 đã được trao cho nhà sinh học người Nhật Yoshinori Ohsumi về công trình nghiên cứu cơ chế “tự ăn thịt” bên trong của tế bào.

Ông Yoshinori Ohsumi (Ảnh: Tokyo Institute of Technology)
Ông Yoshinori Ohsumi (Ảnh: Tokyo Institute of Technology)

Đầu thập niên 90, ông Ohsumi đã tìm hiểu về khả năng ”tự thực” (autophagy) của tế bào – hay còn gọi là ”tự ăn thịt”. Đây là quá trình tế bào phân rã những thành phần bị hỏng hay ít hữu dụng thành những khối tái tạo hay thức ăn cho những phần khác trong tế bào.

Ông Ohsumi đã nghiên cứu khả năng tự thực trong tế bào men, và xác định được 15 gene cốt yếu điều khiển quá trình này. Nghiên cứu của ông mở đường cho những công trình tiếp theo để tìm hiểu cơ chế tự thực trong con người.

>> Nghiên cứu mới: Cây cỏ chữa ung thư, chứ không phải hóa chất!

Tự thực đóng vai trò cốt yếu trong việc tế bào đáp trả các bệnh tật và stress, giúp cơ thể hồi phục. Nếu không có quá trình tái chế sinh học này, cơ thể của chúng ta sẽ mau chóng bị lấp đầy bởi những thành phần tế bào hỏng hóc. Khi quá trình này bị hỏng, cơ thể sẽ dễ sinh ra các bệnh như tiểu đường, Parkinson và 1 vài loại ung thư. Về lý thuyết, tự thực suy giảm sẽ ảnh hưởng tới tốc độ lão hóa của cơ thể.

Ngoài giải thưởng quốc tế, Viện Karolinksa của Thụy Điển còn thưởng cho ông Ohsumi gần 1 triệu USD vào ngày 3/10. Các giải Nobel Vật lý và Hóa học sẽ được công bố vào các ngày sắp tới.

Theo Wired, Popular Science,
Phong Trần tổng hợp