Giải trí đến chết – lời tiên tri đáng sợ cho nhân loại

puppet

Được xuất bản lần đầu vào năm 1985, “Giải trí đến chết – Amusing Ourselves to Death” – cuốn sách gây chấn động về tác động ăn mòn của truyền hình và phương tiện truyền thông điện tử đối với văn hóa con người – được ca ngợi như cuốn sách của thế kỷ 21 xuất bản trong thế kỷ 20. Giờ đây, với sự bùng nổ của Internet, smartphone, mạng xã hội và thực tế ảo – thì ý nghĩa của cuốn sách càng to lớn hơn. “Giải trí đến chết” là cái nhìn tiên tri về những gì sẽ xảy ra khi mà mọi thứ trở thành đối tượng của giải trí và mạng xã hội trở thành một thế lực có thể thao túng và khống chế tư tưởng con người.

page breaker 1

Neil Postman (1931 – 2003) là nhà phê bình và nhà giáo dục người Mỹ. Trong cuốn sách “Amusing Ourselves to Death”, tạm dịch là “Giải trí đến chết”, tác giả đã nêu ra một vấn đề khiến cho người đọc không khỏi kinh ngạc, đó là chúng ta đang mê đắm trong vui thú tạo ra bởi những công cụ truyền thông hiện đại mà không thể tự mình vực dậy, nó không chỉ khiến cho chúng ta mất đi năng lực tư duy nghiêm túc, mà còn có thể dẫn đến việc văn hóa nhân loại sẽ bị tiêu vong.

Những dòng đầu tiên phần mở đầu của cuốn “Giải trí đến chết”, Neil Postman đưa ra nhận định:

George

“Chúng ta đã để mắt đến cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “1984” của nhà văn, nhà báo người Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Khi năm 1984 đến mà lời tiên đoán không thành sự thực,… chỗ chúng tôi đây [nước Mỹ] không bị cơn ác mộng Orwellian ghé thăm.

Nhưng chúng ta đã quên rằng, song song với viễn cảnh đen tối mà Orwell dự đoán, còn có một lời tiên tri khác, cũ xưa hơn, ít nổi tiếng hơn, nhưng cũng rùng rợn không kém: Đó là “Thế giới mới tươi đẹp” (Brave New World) của Aldous Huxley.

3 cuon sach 3

Cuốn tiểu thuyết “1984”

Cuốn tiểu thuyết “1984” của Orwell, – đứng thứ 13 trong 100 tiểu thyết hay nhất thế kỷ 20 – là câu chuyện tưởng tượng về nhân vật chính Winston Smith và Julia, người yêu của ông. Smith làm việc trong Bộ Sự Thật. Ông có trách nhiệm kiểm duyệt, biên tập lại lịch sử theo chỉ thị của ông Anh Cả (Big Brother – một đảng chính trị). Vì không chấp nhận sự giả dối và tàn bạo của Bộ Sự Thật, Winston và Julia chống lại Anh Cả. Cả hai bị bắt và bị tra tấn. Winston phản bội Julia và tố giác người yêu. Julia bị phẫu thuật não còn Winston trở thành thân tàn ma dại với một nhân cách tàn lụi.

brave world 2

Tiểu thuyết “Thế giới mới tươi đẹp”

Đứng thứ 5 trong 100 tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20, tiểu thuyết “Thế giới mới tươi đẹp (Brave New World)” của Aldous Huxley xuất bản năm 1930, mô tả xã hội năm 2540, nơi con người được thụ tinh trong ống nghiệm và sản xuất theo dây chuyền. Việc sinh đẻ và nuôi con (của “thời xưa”) được coi như những cảnh nhớp nhúa, kinh tởm. Những từ như “cha”, “mẹ” bị tránh nói như húy kỵ. Cuộc sống gia đình bị coi là bệnh hoạn.

Để giáo dục cho trẻ em, những câu nói soạn sẵn, có vần điệu như những châm ngôn sẽ được phát lặp lại hàng nghìn lần trên loa khi trẻ em ngủ để in vào tiềm thức của trẻ và tạo thành những ám thị trong suốt cuộc đời.

cong nghe tuong lai 2

Nhờ công nghệ phát triển tột bậc, sản xuất dư thừa đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất; tiêu dùng và hưởng thụ được khuyến khích; mọi người thoải mái vui chơi, xã hội lo cung cấp cho họ những phương tiện tiêu khiển, cá nhân không được dùng thời gian một mình; vì không phải lo thiếu nhu cầu vật chất và không có những mối quan hệ riêng tư, nên không cần (và không được phép có) những phút suy tư trầm lắng.

Tình dục chỉ có mục đích duy nhất là khoái lạc, bản năng tình dục được buông thả không giới hạn, nhưng những biện pháp tránh thai được áp dụng nghiêm ngặt vì tuyệt đối không được mang thai và sinh con. Chung thủy bị coi là lố bịch và trinh tiết bị coi là kinh tởm. Tình dục đồng giới và tình dục ở tuổi vị thành niên được coi là điều tất nhiên. Toàn bộ nền điện ảnh ở nơi đây toàn là phim khiêu dâm.

Thuốc somaVà đấy là điều mà người ta gọi là hạnh phúc: Một hạnh phúc cho tất cả, ngang nhau! Và để cho hạnh phúc luôn luôn đầy đủ, còn có thêm một thứ: soma, đó là những viên thuốc gây ảo giác được phát cho mọi người theo khẩu phần; mỗi khi người ta thấy buồn phiền, bất an, thiếu hạnh phúc, một viên soma sẽ đưa họ vào trạng thái lơ mơ phiêu bồng, không cảm giác, không ý thức, và họ lại thấy hạnh phúc.

Lời tiên tri của Neil Postman

Old book with candle

Đánh giá về sự ảnh hưởng của công nghệ, truyền thông điện tử đối với xã hội, ở phần mở đầu cuốn sách “Giải trí đến chết”, Neil Postman đã đưa ra lời tiên tri đáng sợ:

Khác với suy nghĩ thông thường, Huxley và Orwell lại có những tiên đoán hoàn toàn trái ngược. Orwell cảnh báo rằng chúng ta sẽ bị khuất phục trước một thế lực áp bức từ bên ngoài. Còn trong tầm nhìn của Huxley, không có Big Brother (Anh Cả) nào tước quyền tự chủ, sự trưởng thành và lịch sử của loài người. Mọi người đều tự nguyện yêu thích sự áp bức đó và ngưỡng mộ những công nghệ làm suy giảm khả năng tư duy của họ.

Điều mà Orwell lo sợ là cuốn tiểu thuyết sẽ bị cấm, còn điều Huxley lo sợ là không có lý do gì để cấm cuốn sách đó vì chẳng ai muốn đọc nó. Orwell lo sợ những kẻ tước đoạt thông tin của chúng ta, còn Huxley lo sợ truyền thông mang lại quá nhiều thông tin sẽ khiến chúng ta trở nên thụ động và ích kỷ. Orwell lo sợ rằng sự thật sẽ bị che giấu, Huxley lại lo sợ sự thật sẽ bị nhấn chìm trong biển cả thông tin không mấy liên quan. Orwell lo sợ rằng nền văn hóa sẽ bị kiểm soát, Huxley lo sợ nền văn hóa sẽ trở nên tầm thường… Trong tác phẩm “1984”, con người bị kiểm soát trong đau đớn, còn trong “Thế giới mới tươi đẹp”, con người bị điều khiển trong khoái cảm. Tóm lại, Orwell lo sợ những gì chúng ta ghét sẽ hủy hoại chúng ta, còn Huxley lo sợ chính những gì chúng ta yêu thích sẽ hủy hoại chúng ta.

Cuốn sách này chỉ ra rằng Huxley, chứ không phải Orwell, đã đúng.”

Neil Postman
Neil Postman, tác giả của cuốn “Giải trí đến chết” (nguồn: neilpostman.org)

Liệu Orwell đã hoàn toàn sai?

Tại các nước theo mô hình chủ nghĩa cộng sản, điều Orwell đã hình dung đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Nhưng, nếu quan sát kỹ nước Mỹ và phương Tây trong vài chục năm gần đây, ta sẽ giật mình sẽ thấy xã hội Mỹ đã phần nào đã và đang chuyển sang viễn cảnh của “1984”.

Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nói về lời tiên tri của Huxley.

Hình thức truyền thông chi phối cách thức tư duy của nền văn hóa

Cuốn sách “Giải trí đến chết” của Neil Postman dựa trên nền tảng lý thuyết của Marshall McLuhan, triết gia về lý thuyết truyền thông người Canada, người đã tiên đoán sự ra đời của mạng World Wide Web 30 năm trước đó.

McLuhan xác định phương tiện (giao thông, truyền thông) là thứ tái cấu trúc xã hội con người, nó tạo mới và chi phối hoạt động con người, làm thay đổi mối quan hệ giữa người với người.

social media on street

McLuhan cho rằng phương tiện truyền thông chính là thông điệp mà nó truyền tải đến mọi người (The medium is the message). Cũng như các phương tiện giao thông, các phương tiện truyền thông đã thay đổi cách con người trong một nền văn hóa tư duy như thế nào.

Khi một nền văn hóa chuyển từ văn nói sang văn viết, rồi in ấn và truyền hình, quan niệm về “sự thật”, cách thức nhận biết và tư duy của công chúng cũng thay đổi theo phương tiện mà người ta dùng để truyền đạt thông tin.

“…Cụm từ “truyền hình nghiêm túc” là một sự mâu thuẫn về mặt thuật ngữ; và chiếc tivi đó chỉ nói bằng một giọng nói dai dẳng – tiếng nói của giải trí ”, Neil Postman nhận định.

Neil Postman phát hiện ra rằng “hầu hết tin tức hàng ngày [trên truyền hình] đều không có giá trị, bao gồm cả những thông tin mang lại cho chúng ta điều gì đó để nói nhưng không thể dẫn đến bất kỳ hành động có ý nghĩa nào.”

Bên cạnh các chương trình gameshow ca nhạc, giải trí, hài kịch, truyền hình thực tế, phim truyền hình… các chương trình truyền hình khác về thể thao thậm chí cả các chương trình giáo dục, tôn giáo đều được trình bày dưới dạng giải trí. Tin tức, chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, quảng cáo… tất cả phải đáp ứng nhu cầu giải trí. Giải trí là yếu tố để thành công của các Đài truyền hình.

Điều đáng lo ngại của những chương trình giải trí truyền hình là tạo ra cảm giác khoái lạc, khiến cho người xem không cần phải động não suy nghĩ và luôn có thể cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Nó tạo cho công chúng thói quen lệ thuộc, tiếp nhận thông tin thụ động, lười suy nghĩ, sợ lý luận và không muốn phân tích các vấn đề có tính phức tạp.

Nói một cách đơn giản, sự phát triển của truyền hình đã làm suy giảm năng lực trí tuệ của một bộ phận công chúng.

TV man 2
Sự phát triển của truyền hình đã làm suy giảm năng lực trí tuệ của một bộ phận công chúng (nguồn: ro9drigo/Shutterstock)

Dục vọng con người bị khuếch đại bởi các phương tiện truyền thông hiện đại

Con người vốn truy cầu những kích thích tâm lý và có xu hướng tìm kiếm những thứ có thể đáp ứng các truy cầu này.

Không dễ để nhận ra rằng các nội dung kích thích tâm sắc – dục, tâm thể hiện bản thân, tâm hiếu thắng, tâm tranh đấu hơn thua, tâm tự mãn, tâm truy cầu vật chất… khoác trên mình chiếc áo hào nhoáng, quyến rũ và hấp dẫn của các gameshow, các bộ phim hấp dẫn, các video giải trí, các môn “thể thao điện tử”, các ấn phẩm nổi tiếng… tạo ra các kích thích tâm lý không ngừng để thỏa mãn nhu cầu của con người.

Được tiếp sức bởi Internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội và các thuật toán gợi ý nội dung tinh vi, các nội dung này ngày càng lan rộng đến mọi ngóc ngách trên thế giới, khuếch đại sự truy cầu các kích thích tâm lý và dục vọng của con người.

giải trí đến chết
Ảnh minh họa (pathdoc/shutterstock)

Thời đại của mạng xã hội – thời đại của “giải trí đến chết”

Theo chính các chuyên gia tạo ra nó, các mạng xã hội không đơn thuần là công cụ chỉ chờ người đến và sử dụng, nó có những mục tiêu riêng mà chúng ta thường không để tâm đến. Những nền tảng này liên tục kết nối với khán giả, câu dẫn người xem để mọi người chi nhiều tiền hơn. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất với các nền tảng này.

Tim Kendall, cựu chủ tịch Pinterest và cựu giám đốc mảng Monetisation (kiếm tiền) trên Facebook đã kể lại một tình huống khi ông không thể rời mắt khỏi điện thoại dù đã về nhà. Tim cho rằng ông đã sáng tạo ra một thứ để làm việc vào ban ngày và rơi vào cái bẫy của chính nó vào ban đêm. “Tôi không thể rút ra khỏi vũng lầy”, Tim cho biết.

social media 2

“Đó là cảm giác bạn thấy quen thuộc, tôi thấy quen thuộc và chúng ta đều thấy đồng cảm, dù không cần là chủ tịch của một tập đoàn lớn. Chúng ta đều trở thành “con mồi” của mạng xã hội và công nghệ, hoàn toàn nhận thức được nhưng gần như không thể thoát ra,” Tim Kendall chia sẻ.

Trong một nghiên cứu, 70% người thừa nhận rằng họ phải đăng nhập vào mạng xã hội đầu tiên ngay khi vừa mở máy tính hoặc thiết bị di động.

Đối với nhiều người, nhu cầu được sử dụng mạng xã hội thậm chí còn cao hơn cả ham muốn được ngủ và nghỉ ngơi. Nghĩa là, họ chấp nhận “giải trí đến chết”.

Sự bùng nổ của Internet, các ứng dụng di động, mạng xã hội và trò chơi điện tử ngày nay đang gây ra một làn sóng nghiện ngập mới. Chúng giống như một loại ma túy tinh thần, được tiêm bằng một ống tiêm dưới da chính là chiếc điện thoại di động lúc nào cũng có trong túi của mỗi người, Anna Lembke, bác sĩ tâm thần đồng thời là giáo sư tại Đại học Stanford cho biết.

Thực tế, mạng xã hội dễ dàng gây nghiện hơn cả rượu bia và ma túy bởi vì chúng phổ biến hơn, được cộng đồng chấp nhận rộng rãi và gần như là hoàn toàn miễn phí.

Các nhà khoa học thần kinh phát hiện rằng, tương tự như khi người ta sử dụng các chất kích thích khác như rượu, bia, ma túy…, khi sử dụng mạng xã hội, lướt web, chơi các trò chơi điện tử hay xem các chương trình truyền hình yêu thích, não bộ sẽ tạo ra cơn bão dopamine, một chất hóa học có chức năng dẫn truyền thần kinh tạo ra cảm giác vui vẻ, hưng phấn và tưởng thưởng. Khi dừng sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số, dopamine sẽ không được tiết ra nữa, não bộ sẽ nhớ vì đã trót nghiện dopamine, và gây ra cảm giác thiếu hụt, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, ể oải, không muốn làm việc và mất phương hướng trong cuộc sống…

Điều này khiến ta liên tưởng đến những viên soma gây ảo giác hạnh phúc và hưng phấn được đề cập đến trong cuốn “Thế giới mới tươi đẹp”.

giải trí đến chết
Đối với nhiều người, nhu cầu được sử dụng mạng xã hội thậm chí còn cao hơn cả ham muốn được ngủ và nghỉ ngơi (nguồn: TheVisualsYouNeed/shuttestock)

Mạng xã hội đang ăn sâu bám rễ vào tâm trí của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tước đoạt dần những giá trị nội tại và danh tính của từng cá nhân. Người trẻ hoài nghi về bản sắc chính mình, bản sắc cá nhân liên tục được các mạng xã hội gợi ý. Chúng được đề xuất trên dòng newsfeed – được “chăm bón” bởi những thông tin khác nhau, được tính toán chính xác bởi những thuật toán, tạo ra những hoài nghi cho từng cá nhân về danh tính: Liệu tôi là ai? Những thông tin tôi xem có phản ánh con người tôi? Những điều tôi từng cho là đúng liệu còn đúng không?

Càng ngày bác sĩ Anna Lembke càng gặp phải nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đến phòng khám của bà với triệu chứng trầm cảm, lo lắng thậm chí có ý định tự sát vì nghiện dopamine từ các ứng dụng kỹ thuật số.

Theo Jonathan Haidt, Giáo sư tâm lý của trường ĐH New York, kể từ năm 2009 – thời điểm mạng xã hội trở nên phổ biến, số lượng trẻ em gái nhập viện vì tự làm hại bản thân từ 15-19 tuổi gia tăng 62%, từ 10-14 tuổi gia tăng 189% so với thập kỷ trước. Trong khi đó số lượng trẻ em gái từ 15-19 tuổi tự tử gia tăng 70% và số trẻ gái 10-14 tuổi tự tử gia tăng 151% so với 10 năm trước.

giải trí đến chết
Số lượng trẻ em gái nhập viện vì tự làm hại bản thân gia tăng cùng sự phổ biến của mạng xã hội (nguồn: ảnh chụp màn hình/Netflix)

Những điều này cho thấy Neil Postman đã đúng khi nhận định đúng, vào thời đại giải trí, tiêu khiển vô độ như hiện nay, kẻ hủy diệt nhân loại không phải là “kẻ thù” hay những điều chúng ta thù ghét, sợ hãi, mà rất có thể là những thú vui tiêu khiển, những điều chúng ta đang yêu thích và mê đắm kia.

giải trí đến chết
Số trẻ gái từ 15-19 tuổi tự tử gia tăng 70% và số trẻ gái 10-14 tuổi tự tử gia tăng 151% so với 10 năm trước (nguồn: ảnh chụp màn hình Neflix)

Làm sao thoát khỏi sự thao túng của truyền thông hiện đại?

Trong cuốn “Giải trí đến chết”, Neil Postman nhận định: “Khi một người dân trở nên phân tâm bởi những câu chuyện phiếm, khi đời sống văn hóa được định nghĩa lại như một vòng giải trí vĩnh viễn…thì đất nước đó đang gặp nguy cơ, sự tiêu vong của nền văn hóa có thể được nhìn thấy rõ ràng”.

templeNhững phát hiện khảo cổ hơn 100 năm qua đã cho thấy văn minh loài người đã có nhiều lần bị diệt vong. Sự kết thúc của văn minh nhân loại lần này cũng đã được dự báo trước khi mà đạo đức của nhân loại đã trở nên vô cùng bại hoại, khi môi trường sống đã bị hủy hoại, con người chìm đắm trong những khoái lạc và sẵn sàng “giải trí đến chết”.

Bác sĩ Anna Lembke và nhiều nhà khoa học đã đưa ra giải pháp cai nghiện dopamine từ mạng xã hội và các ứng dụng kỹ thuật số bằng cách khuyên mọi người rời xa các ứng dụng di động, dành thời gian cho thể thao, hoạt động ngoài trời, gặp gỡ trực tiếp với bạn bè và người thân hay làm các công việc có ý nghĩa hơn.

Một liệu pháp tự nhiên khác được các chuyên gia khuyên đối với những người đã trót nghiện mạng xã hội và các ứng dụng kỹ thuật số đó là thực hiện thiền định. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng thực hành thiền định có thể giúp gia tăng 65% lượng dopamine tự nhiên trong não, giúp cân bằng cảm xúc trong khi vẫn giữ được thái độ tích cực đối với cuộc sống.

Meditation2
Thiền định có thể giúp cai nghiện mạng xã hội và các ứng dụng kỹ thuật số (nguồn: Minghui.org)

Trong guồng quay của cuộc sống, nhiều người trong chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi “chúng ta là ai?”, “mục đích tồn tại của đời người là gì?”, do đó họ dễ rơi vào cảm giác buông xuôi, để mặc cho những ứng dụng kỹ thuật số thao túng bản thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự biết được nguồn gốc tốt đẹp của sinh mệnh và mục đích chân chính của sinh mệnh đời người là vô cùng vĩ đại và sâu sắc, có lẽ chúng ta sẽ dũng cảm hơn để từ chối những cám dỗ của truyền thông điện tử và các ứng dụng kỹ thuật số để bước trên con đường quay trở lại bản ngã chân chính của sinh mệnh?

  • Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Thiện Tâm tổng hợp

page breaker end 2

  • Mời quý vị lắng nghe Radio: Giải trí đến chết – lời tiên tri đáng sợ cho nhân loại

Xem thêm:

Bình Luận