Chính phủ Iran hôm 26/1 vừa qua đã phê duyệt việc sử dụng ứng cử viên vắc-xin virus corona “Sputnik V” của Nga, qua đó từ bỏ cam kết chờ sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

vắc-xin
(Ảnh minh họa: angellodeco/Shutterstock)

Ông Ayatollah Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao của Iran, trước đây đã cấm các loại vắc-xin được thử nghiệm rộng rãi hơn được phát triển ở Mỹ và Anh vì cho rằng chúng độc hại.

Ông Khamenei đã khiến cho những người Iran cảm thấy phẫn nộ. Họ đang mong muốn được cứu giúp khỏi đại dịch còn ông thì lại cấm các loại thuốc của Mỹ và Anh vào ngày 8/1. Ông đã ra lệnh chặn việc nhập khẩu 150.000 liều vắc-xin đang chờ giải quyết của hãng Pfizer.

“Nếu công ty Pfizer của họ có thể sản xuất vắc-xin, tại sao họ không tự sử dụng nó để không có quá nhiều người bị thiệt mạng? Điều tương tự cũng xảy ra ở nước Anh,” ông Ayatollah cho biết, trong một lời đánh giá nghiệt ngã nhất về chu kỳ phát triển cực kỳ nhanh chóng của vắc-xin virus corona Trung Quốc. Nền tảng truyền thông xã hội Twitter cho rằng nhận xét này thật nghiệt ngã và đã lên án bài đăng trên Twitter của ông Khamenei là thông tin sai lệch và xóa nó đi.

Ông Khamenei tiếp tục cáo buộc người Mỹ và Anh thèm khát việc sử dụng người Iran làm vật thí nghiệm vắc-xin của họ, gần như những gì mà Iran đã làm với người Cuba trong việc vội vã hợp tác với các công ty công nghệ sinh học Trung Quốc để tạo ra một loại vắc-xin.

Vào hôm 26/1, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã xuất hiện cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov để thông báo rằng ứng cử viên vắc-xin của Nga sẽ được phân phối ở Iran.

“Vắc-xin Sputnik V cũng đã được đăng ký vào hôm qua và được cơ quan y tế của chúng tôi chấp thuận. Trong tương lai gần, chúng tôi hy vọng có thể mua nó, cũng như bắt đầu sản xuất chung,” ông Zarif cho biết.

Ông Zarif và các quan chức Iran khác cũng yêu cầu ông Joe Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Trump áp đặt đối với Iran, coi các lệnh trừng phạt là lý do chính dẫn đến mức độ nghiêm trọng của dịch virus corona tại Iran, mặc dù các lệnh trừng phạt đã đưa ra những ngoại lệ rõ ràng đối với y tế và viện trợ nhân đạo. Trong khi có một sự thật phũ phàng là chính ông Ayatollah Khamenei đã ngăn cản người Iran tiếp nhận 150.000 mũi vắc-xin cực kỳ cần thiết của hãng Pfizer, chứ không phải các biện pháp trừng phạt.

Ông Ali Rabiei, phát ngôn viên chính phủ Iran cho biết trên truyền hình nhà nước rằng do chính quyền Biden “tuyên bố sẽ không phản khoa học như chính quyền trước đó,” Tehran hy vọng ông Biden sẽ “giải phóng nguồn lực ngoại hối của Iran để chống lại virus corona và giải quyết vấn đề về sức khỏe, lương thực, cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ngân hàng một cách nhanh chóng.”

Ứng cử viên vắc-xin của Nga gần nhận được sự chấp thuận của một số chính phủ khác, bao gồm MexicoPakistan, bất chấp những lo ngại liên tục về kết quả thử nghiệm không chắc chắn và sự thiếu minh bạch từ các nhà phát triển của Sputnik V. Cả Mexico và Pakistan đều đã chấp thuận sử dụng các loại vắc-xin của phương Tây bị Iran cấm, nhưng cho biết họ đang chuyển sang các nhà cung cấp Trung Quốc và Nga vì họ không thể có đủ vắc-xin mà hãng Pfizer và AstraZeneca đã phát triển.

Hãng tin AP hôm 26/1 vừa qua đã đưa tin về những nỗ lực không biết mệt mỏi của các quan chức Mexico nhằm thu được dữ liệu đáng tin cậy về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm Nga:

“Các quan chức Nga đã đưa ra các sự việc mâu thuẫn, nâng cao hiệu quả được cho là của vắc-xin Sputnik lên tầm cao hơn mỗi khi một loại vắc-xin của Mỹ báo cáo kết quả.

Thật tuyệt vọng, nhưng không có dữ liệu nào được công bố, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã ra lệnh cho [Trợ lý Bộ trưởng Y tế Hugo] López-Gatell bay đến Argentina, nơi đã được phê duyệt và đang sử dụng Sputnik V, để xem ông có thể nhận được thông tin gì hay không.

Người Argentina đã cung cấp cho ông López-Gatell một bản sao được bảo mật chặt chẽ của kết quả thử nghiệm Giai đoạn 3 và các dữ liệu khác về vắc-xin Sputnik mà ông đã mang về Mexico và sau đó nộp giấy tờ cho các quan chức quản lý Mexico.”

“Không rõ liệu việc thiếu dữ liệu công khai có thể ảnh hưởng đến việc người Mexico sẵn sàng tiêm vắc-xin hay không, trong khi họ không biết mức độ hiệu quả hoặc an toàn của vắc-xin Nga,” hãng tin AP lưu ý, trích lời nhà lập pháp đối lập Mexico Lilly Tellez, người cáo buộc ông López Obrador đã theo đuổi Sputnik V bởi vì “nó là thứ vắc-xin rẻ tiền.”

“Tôi muốn vắc-xin, nhưng phải là những loại đã được WHO và cộng đồng khoa học quốc tế chấp thuận. Hiện vắc-xin của Nga chưa đạt được điều này,” bà Tellez cho hay.

Theo Breitbart,

Phan Anh

Xem thêm: