Tương lai của nhân loại xoay quanh cách chúng ta trả lời câu hỏi chúng ta coi Vũ trụ là một thực thể sống hay một thực thể chết?

Như đã đề cập trong Phần 1, trong cuốn sách “Vũ trụ sống: Chúng ta đang ở đâu, Chúng ta là ai và Chúng ta đang đi đâu” (The Living Universe: Where are We, Who are We, and Where are We Going), tác giả Duane El cho rằng tương lai của nhân loại xoay quanh cách chúng ta trả lời câu hỏi chúng ta coi Vũ trụ là một thực thể sống hay là một thực thể chết. Elgin cho rằng ngành khoa học về Vũ trụ sống có thể cung cấp các bằng chứng xác thực và uy tín đáp ứng 6 tiêu chí chứng minh Vũ trụ là một hệ thống sống hay là một sinh mệnh sống. Trong phần 2 này, chúng ta tiếp tục xem xét các tiêu chí đó.

Tiêu chí 4: Vũ trụ có khả năng tri giác ở mọi cấp độ

Từ ý thức bắt nguồn từ gốc “con-scire”, có nghĩa là “cái mà chúng ta biết.” Một số mức độ ý thức là nền tảng cho sự sống; do đó, nếu vũ trụ đang sống, chúng ta hy vọng sẽ khám phá những bằng chứng về ý thức hoạt động ở mọi cấp độ tồn tại. 

Quả thực là như vậy, các nhà vật lý học đã phát hiện ra ý thức ở cấp độ lượng tử.  Freeman Dyson đã viết như sau về ý thức ở cấp độ lượng tử: “Vật chất trong cơ học lượng tử không phải một chất trơ mà là một tác nhân hoạt động, liên tục đưa ra lựa chọn giữa các khả năng thay thế …. Dường như tâm trí, được biểu hiện bằng khả năng đưa ra lựa chọn, ở một mức độ nào đó vốn có trong mỗi electron.” 

Max Planck nói: “Tất cả vật chất chỉ bắt nguồn và tồn tại nhờ một lực …. Chúng ta phải cho rằng đằng sau lực này có sự tồn tại của một bộ óc tỉnh táo và thông minh. Tâm trí này là ma trận của mọi vật chất ”.

David Bohm phát biểu rằng: “ở cấp độ lượng tử, một phẩm chất tương tự như tinh thần của vật chất được bộc lộ một cách mạnh mẽ dưới dạng hàm sóng biểu hiện trong chuyển động của các hạt.”  (Xem bài: Vật chất vi quan có ý thức hay không? Nhà vật lý lượng tử nói ‘có’)

Vũ trụ là sinh mệnh sống
Ở cấp độ lượng tử, một electron hay một nguyên tử cũng đều có ý thức của nó (ảnh: Vector FX/ Shutterstock)

Ở cấp độ cao hơn, cấp độ nguyên tử, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các phân tử bao gồm không quá một vài protein đơn giản có khả năng nhận thức sơ cấp, đó là dấu hiệu của một hệ thống sống. Như một trong những nhà nghiên cứu thực hiện khám phá này đã nói rằng: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi những protein đơn giản như vậy có thể hoạt động như thể chúng có một bộ óc của riêng mình.”

Bước lên từ các phân tử, các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn, amip và nấm men – những sinh vật đơn bào –  đã phát hiện ra rằng chúng là những sinh vật có tính xã hội cao sở hữu những dạng ngôn ngữ độc đáo. Những sinh vật đơn bào này không phải là những kẻ cô độc, thay vào đó, chúng được kết nối như một cộng đồng và sử dụng các chất hóa học để giao tiếp với nhau. 

Chuyển sang mức độ phức tạp cao hơn và thế giới thực vật, các nhà khoa học đã phát hiện thực vật có thể giao tiếp với nhau bằng các phân tử mùi tinh vi, có thể gửi tín hiệu hóa học xua đuổi côn trùng; chúng cũng có thể thu hút côn trùng ăn sâu bọ trên lá của mình. 

Đặc biệt, Cleve Backster, một cựu nhân viên CIA, vào năm 1966, khi vô tình đấu 2 điện cực máy phát hiện nói dối vào một cây huyết dụ, ông đã khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và tương đồng với cảm tình ở con người, chúng vui vẻ khi được chăm sóc, sợ hãi khi gặp người làm điều xấu và cảm nhận được mối đe dọa từ suy nghĩ của con người. (Xem bài: Thí nghiệm máy dò nói dối cho thấy thực vật cũng có tri giác (video))

Vũ trụ là sinh mệnh sống
Ông Cleve Backster bên cạnh các công cụ thí nghiệm của mình: cây thiết mộc lan và máy dò nói dối. (Ảnh: Internet)

Khi chuyển sang thế giới động vật, chúng ta tìm thấy các yếu tố của ý thức giống như con người không chỉ tồn tại duy nhất ở nhân loại như chúng ta nghĩ trước đây. Ví dụ, khả năng tự nhận thức về bản thân (self-recognition) không chỉ giới hạn ở người. Loài vượn lớn, cũng như voi, Cá heo, chim ác là và chim bồ câu, có thể nhận ra mình trong gương. Khả năng đồng cảm và cảm nhận đối với động vật khác đã được quan sát thấy ở các loài linh trưởng, cá heo, cá voi, voi, chó, hà mã, chim và thậm chí một số các loài gặm nhấm. 

‘Tất cả những ai nghiêm túc tham gia vào việc theo đuổi khoa học đều tin chắc rằng một linh hồn hiển hiện trong các quy luật của vũ trụ – một tinh thần vượt trội hơn hẳn so với con người…” – Albert Einstein 

Khi chuyển đến thế giới con người, nhiều nhà khoa học đã phát hiện rằng ý thức không nằm trong bộ nào mà tồn tại ngoài cơ thể. (Xem bài: Nghiên cứu hàng ngàn trải nghiệm cận tử: Tinh thần con người độc lập với bộ não) Các thí nghiệm về ngoại cảm cũng như các nghiên cứu về thiền định, trải nghiệm cận tử cho thấy ý thức của con người có thể kết nối trực tiếp với vũ trụ. Elgin cho rằng “tất cả chúng ta đều có khả năng trực giác và kết nối theo nghĩa đen với vũ trụ. Mối liên hệ đồng cảm với vũ trụ không chỉ giới hạn ở một số ít người có năng lực đặc biệt, nó là một phần bình thường trong hoạt động của vũ trụ và mọi người đều có thể tiếp cận được.”  (Xem bài: ‘Chứng cứ về thiên đường’: BS phẫu thuật não kể lại trải nghiệm 7 ngày não ngưng hoạt động)

Tóm lại, bằng chứng được tích lũy ở nhiều cấp độ, từ nguyên tử, phân tử… cho đến con người, cho thấy rằng một trường ý thức lan tỏa khắp vũ trụ và được huy động bởi các hệ thống sống khác nhau theo những cách hỗ trợ và duy trì hoạt động của chúng. 

Tiêu chí 5: Vũ trụ có nền tảng tự do 

Một thuộc tính khác của các hệ thống sống là quyền tự do lựa chọn của chúng. Nếu không có một số thước đo về quyền tự do lựa chọn, chúng ta tồn tại như những cỗ máy không có ý nghĩa. Vũ trụ của chúng ta có phải là một hệ thống cơ học không có tự do thực sự ở nền tảng của nó không? Hay đó là một hệ thống sống có quyền tự do lớn lên và phát triển theo những cách thức đổi mới?

Mô hình vật lý Newton cổ điển đã hình dung ra một Vũ trụ xác định mà ở đó, một khi các quy luật chi phối sự vật được hiểu rõ, thì mọi thứ có thể được dự đoán. Ngược lại, những phát hiện từ vật lý lượng tử cho chúng ta biết rằng sự không chắc chắn được xây dựng trong cấu trúc của Vũ trụ. 

Ở cấp độ lượng tử, nơi Vũ trụ của chúng ta hình thành, sự chắc chắn mà chúng ta tìm thấy ở quy mô lớn hơn bị phá vỡ và thay vào đó, chúng ta chỉ tìm thấy các xác suất. Nền tảng của vũ trụ là bọt lượng tử sôi sục với năng lượng khổng lồ, và đây là nơi chúng ta bước vào lĩnh vực của các xác suất, khả năng và kết quả ước tính. Sự tự do và sự không chắc chắn là cơ bản ở cấp độ lượng tử, nơi Vũ trụ liên tục tái tạo chính nó và cung cấp cho chúng ta cơ hội để thực hiện quyền tự do của mình để làm điều tương tự.

Sự tự do tràn ngập cuộc sống của chúng ta. Thế giới là sự ngẫu hứng tập thể, và chúng ta có quyền tự do sáng tạo để vượt lên trên những thói quen của tự nhiên. Trong khi sự không chắc chắn và tự do là nền tảng cho Vũ trụ của chúng ta, thì tự do không phải là không có giới hạn. Mọi thứ tồn tại đều đóng góp vào mạng lưới Vũ trụ tổng thể tại mỗi thời điểm, cho dù nó có ý thức về sự tham gia của mình hay không. Đổi lại, chính sự tương tác của tất cả các phần của Vũ trụ sẽ xác định tình trạng của toàn thể. Do đó, chúng ta có quyền tự do lớn để hành động, nhưng chỉ trong giới hạn được thiết lập bởi mạng lưới rộng lớn hơn của sự sống.

Vũ trụ là sinh mệnh sống
Tự do là nền tảng cho Vũ trụ của chúng ta (ảnh: Intueri/Shutterstock)

Tiêu chí 6: Vũ trụ có khả năng tự sinh sản 

Một năng lực cần thiết cho bất kỳ hệ thống sống nào là khả năng tự sinh sản. Vậy làm thế nào Vũ trụ của chúng ta có thể tạo ra các vũ trụ con? 

Một cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên từ các biên giới của vật lý gợi ý câu trả lời: Vũ trụ của chúng ta có thể tự sinh sản thông qua chức năng của các lỗ đen. Nhà vật lý thiên văn John Gribbin giải thích rằng sự hình thành Vũ trụ của chúng ta trong vụ nổ Big Bang là hình ảnh phản chiếu ngược thời gian về sự sụp đổ của một thiên thể khối lượng lớn thành một lỗ đen. Theo ông, nhiều lỗ đen hình thành trong Vũ trụ của chúng ta có thể đại diện cho các lỗ đen dẫn đến các vũ trụ mới: “Thay vì một lỗ đen đại diện cho hành trình một chiều đến hư không, nhiều nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng đó là hành trình một chiều đến một nơi nào đó — tới một vũ trụ đang giãn nở mới trong một tập hợp các không gian của riêng nó.” Kết luận chính xác của Gribbin là Vũ trụ của chúng ta có thể được sinh ra theo cách này từ một lỗ đen trong một vũ trụ khác. 

Nếu một vũ trụ tồn tại, thì dường như phải có rất nhiều – rất nhiều, thậm chí có thể là vô số vũ trụ. Vũ trụ của chúng ta phải được xem như một thành phần của một số lượng cực lớn các vũ trụ, một hệ thống tự sinh sản chỉ được kết nối bởi các “đường hầm” xuyên không-thời gian (có lẽ tốt hơn được coi là dây rốn vũ trụ) kết hợp một vũ trụ “con” với “mẹ” của nó.

Cái nhìn sâu sắc rằng có thể có nhiều Vũ trụ phát triển theo thời gian không phải là gần đây mới phát sinh. Nhà triết học David Hume đã lưu ý vào năm 1779 rằng nhiều Vũ trụ trước đó “có thể đã bị phá hủy và bung ra trong suốt một thời vĩnh cửu [trước khi có Vũ trụ của chúng ta].” Ngày càng có nhiều nhà Vũ trụ học gợi ý rằng một Vũ trụ phát triển giống như các hệ thống sống khác — bằng cách truyền đi các đặc điểm thuận lợi cho con cái của chúng: “Những Vũ trụ ‘thành công’ là những Vũ trụ để lại nhiều con cái nhất.” Nhiều nhà Vũ trụ học hiện nay coi Vũ trụ của chúng ta là một trong nhiều vũ trụ con, tất cả đều tồn tại trong một vũ trụ bao la rộng lớn hơn mà đôi khi được gọi là “Siêu Vũ trụ”, “Vũ trụ chính ”hoặc“ Đa vũ trụ.”

Vũ trụ là sinh mệnh sống
Vũ trụ của chúng ta là một trong nhiều vũ trụ con nằm trong một vũ trụ bao la rộng lớn hơn được gọi là “Siêu Vũ trụ” (ảnh: Sakkmesterke/Shutterstock)

Chúng ta là ai và Chúng ta đang đi đâu?

Elgin rút ra từ Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, các nền văn hóa bản địa và thế giới quan phương Tây để “thu hoạch trí tuệ kinh nghiệm của con người”. Những truyền thống này đều thừa nhận rằng chúng ta được sinh ra và tồn tại trong một vũ trụ sống liên tục được duy trì bởi những lượng năng lượng phi thường và nó phát sinh liên tục, từng khoảnh khắc, như một thể thống nhất.

Một lần nữa rút ra từ khoa học tiên tiến, Elgin cung cấp bằng chứng cho thấy vũ trụ đang “bận rộn với một dự án quan trọng – tạo ra và duy trì các thực thể ổn định về mặt động lực học” 

Ảnh hưởng bởi lối sống đô thị/công nghiệp khoảng 300 năm trước, và bây giờ là cuộc cách mạng trong giao tiếp điện tử trong 50 năm qua, chúng ta đã trở nên xa rời tự nhiên và sinh lực huyền diệu của vũ trụ. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đang trên hành trình thức tỉnh để cuối cùng quay trở lại mối quan hệ với vũ trụ ở một mức độ hiểu biết mới.

Là một dạng sống có thể nhìn lại bản thân và vũ trụ theo đúng nghĩa đen, cuộc hành trình của con người là một “biểu hiện trực tiếp của dự án trung tâm của vũ trụ”.

Nhiệm vụ của chúng ta là “phát triển một cách có ý thức trong thế giới mới này và học cách sống cân bằng với Trái đất, hòa bình với nhau và biết ơn với Vũ trụ sống”

Vũ trụ là sinh mệnh sống
Con người cần học cách sống cân bằng với Trái đất, hòa bình với nhau và biết ơn với Vũ trụ sống (ảnh: Denis Belitsky/Shutterstock)

Thay cho lời kết

“Vũ trụ sống” là một chỉnh thể thống nhất và hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau, được tái tạo liên tục bởi dòng chảy của những năng lượng sống phi thường mà bản chất thiết yếu bao gồm ý thức hoặc năng lực tự phục hồi, cho phép các hệ thống ở mọi quy mô tồn tại thực hiện một số quyền tự do lựa chọn. Vũ trụ cũng có các đặc điểm khác của các hệ thống sống như khả năng tự sinh sản thông qua các lỗ đen cung cấp các chỉ dẫn cơ bản để phát triển các hệ thống vũ trụ mới.

Vì Vũ trụ của chúng ta là hiện thân của những đặc tính cốt lõi phổ biến đối với các hệ thống sống, nên từ góc độ khoa học, có vẻ như bắt buộc chúng ta phải xác nhận rằng Vũ trụ là một loại hệ thống sống độc đáo, hay nói một cách khác, Vũ trụ là một sinh mệnh sống vĩ đại luôn vận động và phát triển.

Quay lại Phần 1

Thiện Tâm 

(Theo “The Living Universe: Where are We, Who are We, and Where are We Going” của Duane Elgin)

Xem thêm: