Bạn có thể sẽ thắc mắc khi đọc tiêu đề này, nhưng quả thực thiên nhiên có tồn tại sự việc như vậy. Trovant ở Romania là những tảng đá lạ thường bởi chúng có thể lớn lên, sinh sôi, thậm chí di chuyển được. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích về hiện tượng bí ẩn này. 

những tảng đá
(Ảnh: cge2010/Shutterstock)
Ky la Nhung tang da song co the lon len sinh soi va di chuyen 2
(Ảnh: Michal Zduniak/Shutterstock)
Ky la Nhung tang da song co the lon len sinh soi va di chuyen 3
(Ảnh: Ciocan Cosmina Carmen/Shutterstock)

Vào mùa khô, Trovant hoàn toàn bất động và giữ nguyên vị trí mà không thay đổi kích thước. Nhưng khi mùa mưa đến, những tảng đá dường như trở nên sống động, bắt đầu tăng kích thước và thậm chí di chuyển.

Loại đá “sống” có tên Trovant này, được xem là một hiện tượng địa chất kỳ thú, được phát hiện trong khu vực ngôi làng nhỏ Costesti của Romania. Tên gọi Trovant đồng nghĩa với thuật ngữ tiếng Đức “Sandsteinkonkretionen”, có nghĩa là Cát kết dính. Những trận động đất được cho là nguyên nhân tạo ra loại đá kỳ lạ này, chúng xuất hiện cách đây khoảng 6 triệu năm trước. Các hồ chứa cát được tạo ra sau quá trình bồi lắng liên tiếp của các vật chất mà những con sông đưa đến. Đá Trovant phát triển khi đá và cát hòa lẫn với nước, từ những viên đá nhỏ khoảng 6 – 8 cm chúng phát triển thành những tảng đá lớn có kích thước từ 6 – 10 m.

Khi cắt ngang một hòn đá Trovant, mặt cắt của chúng có hình cầu hoặc hình trái xoan và có nhiều vân đá giống như mặt cắt của cây. Một giả thuyết được đưa ra để lý giải hiện tượng này là đá Trovant có một lõi chính, sau đó các hạt cát bám vào xung quanh lõi đá lâu năm tạo nên các lớp vỏ giống như vân cây.

Trovant có thể được tạo ra bởi sự tích tụ cát có độ xốp cao và trầm tích sa thạch được kết dính bởi nước giàu canxi các-bo-nát. Cái tên “Trovant” (trovanti) được đặt bởi nhà tự nhiên học Gh. M. Murgoci trong tác phẩm “The Tertiary in Oltenia”.

Nhưng điều gì khiến những tảng đá này sinh sôi nảy nở? Bất kỳ dạng nước nào giàu canxi các-bo-nát đều cần thiết để hình thành Trovant, và đó có thể là nguyên nhân khiến những tảng đá này phát triển khi có nước mưa.

Sau mỗi trận mưa lớn, Trovant sẽ hấp thụ các khoáng chất trong nước mưa. Các khoáng chất được kết hợp với thành phần hóa chất đã có trong đá sau đó tạo ra phản ứng và áp suất bên trong. Áp lực tự phát khiến cho đá phát triển từ tâm ra bề mặt và sinh sôi, với tỷ lệ lắng đọng lõi rơi khoảng 4 – 5 cm trong 1000 năm.

Đá Trovant xuất hiện với hình dạng nhẵn và không có góc cạnh, thường là có hình trụ, nốt sần hoặc hình cầu. Trovant phát triển những hình dạng không nhất quán này khi chúng “lớn lên”“sinh sôi” do quá trình tiết ra “xi măng” không đều.

Trên thực tế, có nhiều thuyết giải thích về nguồn gốc và hoạt động kỳ lạ của đá Trovant. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu nghiên cứu nào hoặc các cuộc thí nghiệm đáng tin cậy liên quan đến loại đá này. Theo Đại hội Địa chất Quốc tế tại Oslo 2008, “Trovant” được coi là một loại “bê tông sa thạch”. Theo giả thuyết đưa ra tại đại hội, Trovant của Romania có kết cấu từ tính phản ánh các điều kiện cổ động lực học (địa chấn cổ) và tương ứng với các thành phần cụ thể của trầm tích cát (đặc biệt là các-bo-nát) tích tụ trong cát, xuất hiện trong những chấn động địa chấn quan trọng.

Trovant không chỉ kỳ lạ do cấu trúc và khả năng phát triển, sinh sôi của chúng. Loại “đá sống” này còn có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Với các đặc điểm kết hợp của một loại thực vật và một tảng đá, thật khó nói những Trovant này nên được phân loại là sinh vật sống hay sinh vật không sống. Hiện Trovant là một trong những điểm đáng chú ý thu hút du khách gần xa đến với Romania. Những hòn đá này hiện đang được UNESCO bảo quản như một di sản.

Phan Anh (tổng hợp)

Xem thêm: