Gần đây, tin tức truyền ra, bà Lý Phi Phi (Li Feifei), Giám đốc mới của Twitter là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); Lead Stories, nền tảng “fact-check”(các chương trình xác minh thông tin thực tế) là đối tác của Facebook, đã bị giới truyền thông phanh phui rằng một phần quỹ của hãng là đến từ TikTok, mạng truyền thông xã hội được điều hành bởi một công ty trung thành với ĐCSTQ… Trước những thông tin này, ngày 14/12, luật sư Hoàng Đế Dĩnh (Huang Diying) đã nhắc nhở rằng ĐCSTQ đã dùng kim tiền để thâm nhập và sử dụng các cơ chế thương mại tư nhân nhằm làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận cũng như phá hoại giá trị của nền dân chủ. Do đó, cần phải đề phòng khi chế độ độc tài ĐCSTQ đã phát triển đến mức độ biết cách sử dụng luật chơi ở các nước dân chủ để phá hủy chính nền dân chủ.

Facebook
(Ảnh: quka/Shutterstock)

Theo luật sư Hoàng Đế Dĩnh (Huang Diying), các quỹ của Tik Tok bị phát hiện là đã rót vào một số ngành đặc định và đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Tik Tok từ lâu đã được coi là cánh tay đặc lực của ĐCSTQ, có nghĩa là các nguồn vốn của Trung Quốc đã thông qua những kênh tư nhân thâm nhập thị trường tự do để can thiệp vào việc kiểm duyệt ngôn luận ở các nước dân chủ. Đây là một thực tế đã phát sinh ở Mỹ (trong cuộc bầu cử). Các hành động này cũng thách thức niềm tin của các nước dân chủ để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Có phải các gã khổng lồ về công nghệ như Facebook và Google đã bị “nhuộm đỏ”? Luật sư Hoàng Đế Dĩnh thẳng thắn nói: “Đó là sự thật!” Trường hợp của Lead Stories cho thấy rõ ràng rằng chế độ độc tài ĐCSTQ không còn là chế độ độc tài bảo thủ trong quá khứ, mà đã tiến đến việc thông qua luật chơi ở các nước dân chủ, can thiệp và thâm nhập vào thị trường tự do tư bản thương mại với mục đích lật đổ các giá trị dân chủ và gây tổn thương quyền tự do ngôn luận.

Đối với tuyên bố của YouTube về việc phong tỏa hoàn toàn các video và tin nhắn liên quan đến gian lận bầu cử ở Mỹ, cùng với việc Twitter và Facebook đăng nhãn cảnh báo về cáo buộc của Tổng thống Trump và cư dân mạng về gian lận bầu cử Mỹ, luật sư Hoàng Đế Dĩnh tin rằng điều này cần được xem xét nghiêm túc. Ngay tại nền dân chủ, việc ngang nhiên xóa và chặn các phát biểu của Tổng thống Trump hoặc đặt nghi vấn về nội dung cụ thể liên quan đến bầu cử Mỹ của các nền tảng YouTube, Facebook… đang thách thức các giá trị của quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ.

Luật sư Hoàng Đế Dĩnh chỉ ra, chính phủ Úc đã phát hiện ra tình trạng tương tự vào năm 2018 và đã tiến hành điều tra các quỹ liên quan thông qua luật về cơ chế thẩm thấu ngược. Trên thực tế, Mỹ luôn ý thức được vấn đề đó, cuộc bầu cử lần này ở “xứ cờ hoa” càng cho thấy một cách rõ ràng hơn về sự kiểm duyệt của Facebook, YouTube,… Một ví dụ điển hình phải kể đến là vào hôm 3/11 vừa qua, hai gã khổng lồ công nghệ Facebook và Twitter đã bổ sung nội dung kiểm duyệt với nhãn “Xác minh tính xác thực” vào bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó có bình luận về công tác bầu cử tại tiểu bang Pennsylvania.

Facebook Twitter kiem duyet manh tay thong tin bau cu My 1
(Ảnh chụp màn hình: realDonaldTrump/Twitter)

Facebook gắn nhãn trạng thái với một lời nhắc chung gửi người dùng, trong đó nêu rằng cả 2 hình thức bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu trực tiếp đều có lịch sử đáng tin cậy trong thời gian dài. Ở Mỹ, gian lận cử tri là cực kỳ hiếm với bất kỳ phương thức bỏ phiếu nào. Tuy nhiên, nhãn dán từ Facebook không ngăn cản người dùng chia sẻ bài đăng của Tổng thống Trump với con số lên tới 60.000 lần.

Trên Twitter, bài đăng tương tự được “tweet” lại hơn 8.000 lần trước khi bị dán nhãn là “bị tranh chấp”, một động thái khiến việc chia sẻ bài đăng trên nền tảng trở nên khó khăn hơn. Nền tảng xã hội này cũng hiển thị thông báo bên cạnh tweet của ông Trump cho biết một số nội dung “bị tranh chấp và có thể gây hiểu lầm về cuộc bầu cử hoặc quy trình dân sự.”

Trước động thái từ Facebook và Twitter, bà Samantha Zager, phó thư ký truyền thông trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cho biết: “Mafia ở Thung lũng Silicon tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử, liên tục kiểm duyệt Tổng thống Trump và những người thuộc đảng Cộng hoà.” Trước đó, Facebook đã gỡ nội dung quảng cáo có trong chiến dịch tranh tranh cử của Tổng thống Trump vì cho rằng điều này đã vi phạm đến chính sách mới của mình.

Bên cạnh đó, tại phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ về kiểm duyệt mạng xã hội hôm 17/11 vừa qua, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley chỉ ra rằng Facebook đã sử dụng công cụ nội bộ hợp tác (có tên là “Tasks”) với Google và Twitter để tiến hành kiểm duyệt các cá nhân, trang web và tài khoản. Tại buổi điều trần, ông Hawley đã hỏi ông Zuckerberg (CEO của Facbook) có sẵn sàng cung cấp cho Ủy ban Tư pháp danh sách tất cả nội dung được Facebook, Twitter và Google chia sẻ lên công cụ Tasks hay không và có sẵn sàng cung cấp danh sách thông tin về việc xem xét bài phát biểu được ghi lại trên công cụ Tasks hay không.

Tuy nhiên, ông Zuckerberg đã từ chối cung cấp nội dung trên. Ông Hawley cho biết: “Bây giờ chúng ta đều biết, ông Zuckerberg thừa nhận rằng công cụ Tasks có tồn tại, nhưng từ chối cung cấp những gì ông ấy đã biết.” Ông Hawley cũng cho hay tại phiên điều trần rằng: “Những công ty này của các ông đều là những ngã khổng lồ quốc tế. Điều tôi muốn nói là cách các ông liên kết nhịp nhàng với nhau để kiểm soát thông tin người dùng.”

Gần đây, người ta thường đặt ra nghi vấn rằng bản dịch tiếng Trung của Facebook hoàn toàn trái ngược với nội dung gốc và đây là một tác hại nghiêm trọng đối với ngôn luận của nền dân chủ. Các thượng nghị sĩ Mỹ đã đề cập đến những vụ việc này và nên có quy định pháp luật liên quan trong tương lai, hoặc các biện pháp nhằm ngăn chặn quyền tự do ngôn luận bị kiểm duyệt.

Luật sư Hoàng Đế Dĩnh nói rằng tòa án Mỹ trước đó đã phán quyết chống lại chính quyền Tổng thống Trump, cho rằng quyền tự do ngôn luận không thể bị hạn chế thông qua Facebook hoặc Twitter. Thế thì cũng giống như vậy,  Twitter và Facebook hẳn là cũng nên bị ngăn chặn việc sử dụng kiểm duyệt ngôn luận để cấm cư dân mạng đặt câu hỏi về bầu cử Mỹ hoặc hạn chế các phát biểu của Tổng thống Trump?

Facebook có văn phòng đại diện tại Đài Loan, luật sư Hoàng Đế Dĩnh nhận định rằng, YouTube và Twitter có khả năng không thể thiết lập văn phòng đại diện tại Đài Loan và sẽ gặp khó khăn về quy định pháp lý. Họ cần chiểu theo yêu cầu của quốc gia đăng ký, chủ yếu là Mỹ, trong đó thực hiện quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp hoặc các trách nhiệm trên nền tảng công cộng, thì mới có khả năng đạt được mục tiêu.

Về việc liệu Google, YouTube, Twitter, Facebook, v.v. có trở thành tay sai “côn đồ” giúp ĐCSTQ tiến hành giám sát và kiểm duyệt hay không? Luật sư Hoàng Đế Dĩnh tin rằng nếu Mỹ đặt nghi vấn về việc có quỹ từ Trung Quốc đứng sau việc fact-check và có sự can thiệp của ĐCSTQ, họ có thể cần phải tìm kiếm thêm bằng chứng để truy tố theo Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài hoặc các luật liên quan, tương tự như vụ việc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát hiện và truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc ở Thượng Hải về tội gián điệp kinh tế và tin tặc vào năm 2014.

Phan Anh (tổng hợp)

Xem thêm: