Dự án Chụp ảnh quang phổ vùng bề mặt (IRIS) của NASA đã ghi nhận được những vòng plasma sáng chói và siêu nóng trên bề mặt Mặt Trời trong một cơn “mưa” Mặt Trời dữ dội.

Vệ tinh của IRIS đã ghi hình được hiện tượng độc đáo này vào ngày 24/7, và NASA đã công bố đoạn phim vào ngày 5/8. Những vòng plasma, khí bị ion hóa mạnh, được tạo ra bởi một “loá Mặt Trời” cấp trung bình – giải phóng một lượng lớn năng lượng từ (magnetic energy).

Khi chất liệu này bùng nổ trên bề mặt Mặt Trời, nó phóng lên khí quyển sau đó đổ xuống thành dòng như trong video. Hiện tượng này cũng tương tự như mưa trên Trái Đất. Nước bốc hơi tạo thành mây, sau đó lạnh đi, ngưng tụ và rơi thành mưa xuống mặt đất.

“Hiện tượng này diễn ra cụ thể như thế nào vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học đang khám phá,” một viên chức NASA phát biểu.

IRIS đã luôn theo dõi sát sao bề mặt Mặt Trời kể từ khi dự án bắt đầu năm 2013, giúp các nhà khoa học hiểu hơn về sự vận động của vật chất và năng lượng trên bề mặt thấp của Mặt Trời.

Lóa Mặt Trời (solar flare) là những vụ nổ mạnh bức xạ phát ra các sóng photon hướng về Trái Đất. Sức mạnh của lóa Mặt Trời có 3 cấp: Class C, Class M và Class X, trong đó Class X là mạnh nhất.

Lóa mặt trời xuất hiện khi có sự gián đoạn của từ trường (disruption of the magnetic) trong vùng khí quyển bên ngoài mặt trời. Những lóa mặt trời lớn có thể can thiệp vào hoạt động của các vệ tinh, dẫn đến gián đoạn truyền sóng GPS và các dạng viễn thông vô tuyến cao tần. Ảnh hưởng có thể kéo dài vài phút đến vài giờ tùy sức mạnh của lóa và được cảm nhận gần như ngay tức khắc, vì với vận tốc 900 km/giây, lóa mặt trời chỉ mất 8 phút đi từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Phong Trần tổng hợp
Theo space.com