Hầu hết mọi người đều cho rằng suy nghĩ, tư duy của mỗi người là thứ gì đó trìu tượng và không thể nhìn thấy. Tuy nhiên các nhà khoa học ngày nay đã thành công trong việc chụp ảnh suy nghĩ của một người bằng chính những máy ảnh dân dụng.

chụp ảnh suy nghĩ
(Ảnh minh họa: agsandrew/Shutterstock)

Ngày 5/7/2020, một nhóm 6 nhà khoa học đến từ 1 phòng thí nghiệm và 2 trường Đại học ở Ý đã có một báo cáo khoa học có tựa đề: “Thoughtography hiện đại: Tương tác tâm trí ở khoảng cách xa với cảm biến máy ảnh kỹ thuật số: một nghiên cứu thử nghiệm” (Modern Thoughtography: Mind Interaction at a distance with digital camera sensors: a pilot study).

Báo cáo cho biết kết quả của một thí nghiệm xác định liệu con người có khả năng sử dụng tư tưởng để tạo ra các hình ảnh được biết trước trên các cảm biến hình ảnh của các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại từ khoảng cách xa hay không. Hay nói một cách khác, thí nghiệm tìm hiểu xem suy nghĩ của con người có thể được chụp lại bằng máy ảnh số hay không? 

Chụp ảnh suy nghĩ: kết quả thử nghiệm với máy ảnh kỹ thuật số

Trong thí nghiệm chụp ảnh suy nghĩ, các nhà khoa học đã lựa chọn 3 người có kinh nghiệm trong kỹ thuật tương tác giữa tâm trí và vật chất ở khoảng cách xa tham gia vào 49 lần thử nghiệm. Kết quả cho thấy 6 trong 49 lần thử nghiệm (12,2%) hình ảnh được chụp tự động và ghi trên cảm biến của máy ảnh được phân tích bằng phần mềm có hình dạng giống với hình ảnh mà 3 người tham gia thí nghiệm chủ động lựa chọn và ghi nhớ. Các hình ảnh được lựa chọn là các vòng tròn, chữ H, chữ số Pi và hình tam giác.

Trong thí nghiệm này, người được chụp ảnh suy nghĩ được kết nối đến khu vực chụp ảnh thông qua phần mềm nói chuyện qua internet Skype. Máy ảnh được sử dụng là máy ảnh kỹ thuật số NIKON D850, có ống kính được bịt kín bằng nắp nhựa và toàn bộ máy được bọc trong một lớp vải đen dày và đặt trong một hộp kim loại. Việc chụp ảnh được thực hiện tự động qua một thiết bị định giờ kết nối với máy ảnh qua cáp. Mỗi lần chụp ảnh kéo dài trong 18 phút, gồm 36 lần mở cửa chập, tốc độ mở 1 giây/lần và phơi sáng trong 29 giây. 

chụp ảnh suy nghĩ
Thiết bị thí nghiệm: máy ảnh số Nikon D850 được nối với thiết bị định giờ để chụp tự động. (Ảnh: Luciano Pederzoli và đồng nghiệp)

Thí nghiệm chụp ảnh suy nghĩ đã chứng minh rằng suy nghĩ hay ý thức của con người có tính vật chất, có thể được truyền qua khoảng cách xa và có thể được ghi lại bằng máy ảnh bằng kỹ thuật số. 

chụp ảnh suy nghĩ
Ảnh mẫu hình tròn được chọn và kết quả ghi lại trên máy ảnh số (ảnh: Luciano Pederzoli và đồng nghiệp)
chụp ảnh suy nghĩ
Ảnh mẫu hình tam giác được chọn và kết quả ghi lại trên máy ảnh số. (Ảnh: Luciano Pederzoli và đồng nghiệp)

Thoughtography: Chụp ảnh suy nghĩ – hiện tượng đã xuất hiện từ lâu 

Thí nghiệm được đề cập bên trên nằm trong hàng loạt các cố gắng của các nhà khoa học khẳng định rằng hiện tượng “Thoughtography” là thực sự tồn tại.  Thoughtography tạm dịch là “chụp ảnh suy nghĩ” hay “chụp ảnh tư tưởng”. 

Hiện tượng suy nghĩ của một người có thể được chụp ảnh được biết đến lần đầu tiên vào thế kỷ 19. 

Cuốn sách đầu tiên nói đến hiện tượng này là được xuất bản vào năm 1896 bởi Arthur Brunei Chatwood. Trong cuốn sách Chatwood đã mô tả các thí nghiệm trong đó hình ảnh của các vật thể trên võng mạc của mắt người có thể có tác dụng tạo ra một bức ảnh bằng cách họ nhìn vào một tấm vật liệu nhạy sáng (giấy ảnh).

Trong thế kỷ 20, có hàng loạt các báo cáo về hiện tượng các nhà ngoại cảm có thể in hình ảnh trong suy nghĩ của họ lên các tấm ảnh. Điển hình như Chizuko Mifune  và Ikuko Nagao được báo cáo vào năm 1910 bởi  Tomokichi Fukurai, một trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Tokyo. 

Vào những năm 1960, Ted Serios một nhân viên phục vụ khách sạn ở Chicago đã sử dụng sức mạnh tâm trí để tạo ra các hình trên các tấm giấy ảnh chụp lấy ngay polariod. Những tuyên bố của Ted Serios được xác thực bởi bác sĩ tâm thần Jule Eisenbud, người đã viết một sách, “Thế giới của Ted Serios: Chụp ảnh suy nghĩ, nghiên cứu về mộ tâm trí phi thường” (1976).

Bác sĩ Jule Eisenbud đã dành hẳn 3 năm tại Chicago để nghiên cứu về Ted Serios. Khi ông hướng chiếc máy ảnh chụp lấy ngay về phía Ted Serious và nhấn nút chụp, thứ nổi lên trên tấm ảnh không phải khuôn mặt của Ted mà là những đường nét và hình dáng của Tháp nước Chicago.

Nhằm loại bỏ gian lận, bác sĩ Eisenbud đã phối hợp với nhà  vật lý học James A. Hurry tiến hành một thí nghiệm đặc biệt với Ted Serios. Ông để Ted Serios  ở trong 1 chiếc “lồng Faraday”, vốn là một phòng kín được bọc bên ngoài bởi các lưới kim loại nhằm loại bỏ sóng vô tuyến, còn ông và James A. Hurry cầm máy ảnh đứng ở bên ngoài. Khi Serios bên trong phòng nghĩ về một hình ảnh nào đó ông được cho xem trước hoặc hình dung ra hình ảnh của một tấm ảnh ông đang cầm trong tay nhưng bị gói kín trong phong bì, những người bên ngoài sẽ hướng máy ảnh về phía phòng kín bấm máy ảnh để nghi nhận hình ảnh từ tư tưởng của Serios. Kết quả là ảnh in ra từ máy ảnh có những hình ảnh được ghi theo đúng suy của Serios. 

Images from Faraday room
Ảnh trái Serios nghĩ lại về cảnh 3 sĩ quan đang xem duyệt binh, ảnh giữa là khi Serios nghĩ lại hình ảnh một hệ thống dây đai truyền động, ảnh phải là khi Serios dự đoán hình ảnh về chiếc bàn ủi bị dấu trong phong bì ông đang cầm trên tay(nguồn: Jule Eisenbud)

Serios cũng được giao nhiệm vụ tạo ra hình ảnh của một cái gì đó từ quá khứ xa xôi. Những gì xuất hiện thật đáng kinh ngạc; một hình ảnh rõ ràng của một người đàn ông Neanderthal đang nghiêng mình trước thứ trông giống như một ngọn lửa. Việc kiểm tra bức ảnh trong tương lai cho thấy nó có nét giống với ảnh ở một cuộc triển lãm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago.

Neanderthal man
Hình do máy ảnh chụp lại suy nghĩ của Ted Serios (trái) giống với hình ảnh của người đàn ông dân tộc Neanderthal trong Bảo tàng lịch sử tự nhiên Chicago (b) (ảnh: Internet)

Ngoài  Chizuko Mifune, Ikuko Nagao, Ted Serios, các nhà khoa học còn tiến hành thử nghiệm chụp ảnh suy nghĩ với một số nhà ngoại cảm nữa như Masuaki Kiyota, Uri Geller về khả năng chụp ảnh tâm trí của họ và đều cho kết quả tương tự: những hình ảnh chụp được là những gì họ đang tưởng tượng trong đầu.

Thoughtography:  Chụp ảnh suy nghĩ – sự thật hay lừa đảo? 

Mặc dù giới truyền thông và nhiều học giả trên thế giới coi hiện tượng chụp ảnh suy nghĩ của các nhà ngoại cảm là trò lừa đảo. Nhưng cũng nhiều người tin rằng hiện tượng chụp ảnh suy nghĩ của một người là thực sự tồn tại.

Những khám phá khoa học gần đây đã chứng minh rằng ý thức và vật chất không phải là 2 thể đối lập, mà thực ra vật chất và ý thức là một thể thống nhất. Vậy, nếu ý thức cũng là một dạng tồn tại vật chất thì việc các máy ảnh có thể chụp lại hình ảnh của loại vật chất đặc biệt này cũng là điều dễ hiểu.

Thí nghiệm của các nhà khoa học người Ý với việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để chụp ảnh suy nghĩ của một người được kết nối qua Skype đã chứng minh rằng hiện tượng này thực sự tồn tại và là sự thật.

Video của Discovery về hiện tượng chụp ảnh suy nghĩ:

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm: