Những ‘gã khổng lồ’ công nghệ trở thành vũ khí để phương Tây chống lại TQ và Nga

Mặc dù những ‘gã khổng lồ’ công nghệ bị Mỹ chỉ trích vì ảnh hưởng quá lớn của họ trên thị trường, nhưng vai trò của họ trong cuộc chiến Nga – Ukraine cho thấy họ đang trở thành vũ khí trong cuộc chiến của phương Tây chống lại Trung Quốc và Nga.

(Nguồn: Shutterstock)

Ukraine đã trao các giải thưởng như Giải thưởng Hòa bình cho Google, AWS và Microsoft, vì đã giúp các hệ thống máy tính của Ukraine chống lại các cuộc tấn công mạng từ Nga, và cắt đứt một số quan hệ kinh doanh với Nga.

Ukraine đã ký hợp đồng với Amazon Web Services (AWS), Microsoft, Oracle và Google sau khi có luật vào tháng Hai, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tư nhân lưu trữ dữ liệu của chính phủ ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, ông Mykhailo Fedorov, cho biết chỉ vài ngày sau, chiến tranh đã nổ ra và một trung tâm dữ liệu ở thủ đô bị tên lửa Nga phá hủy. May mắn thay, tất cả các bản sao lưu dữ liệu đã được chuyển sang các nước châu Âu khác.

Ví dụ như AWS, công cụ này nhanh chóng sao lưu dữ liệu của chính phủ, như hồ sơ thuế, và tải nó lên đám mây. Ông Liam Maxwell, người thực hiện công việc này, nói với Wall Street Journal rằng để bảo vệ dữ liệu khỏi người bên ngoài, gồm cả nhân viên của chính công ty, AWS đã mã hóa nó và sử dụng một vi mạch, để phân tách vật lý các chức năng được AWS sử dụng với các chức năng được khách hàng sử dụng.

Một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của công ty là pháp quyền ở Mỹ, và khuôn khổ pháp lý rõ ràng đối với những dữ liệu được ủy thác cho các nhà cung cấp ở Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Davos, Thụy Sĩ vào tháng Năm, ông Fedorov nói rằng Ukraine đang tham gia một trại công nghệ khác với Trung Quốc và Nga, tức là nơi dữ liệu là tài sản riêng của công dân; trong khi Trung Quốc và Nga coi dữ liệu này là tài sản của nhà nước.

Công nghệ thường được coi là phi chính trị, ví dụ, các hãng sản xuất sản phẩm bán dẫn hoạt động theo cùng một cách ở Mỹ và Trung Quốc, dù hai nền kinh tế có đặc điểm chính trị khác nhau.

Tuy nhiên, cách các công ty công nghệ hoạt động ở nước ngoài có thể phản ánh các giá trị và luật pháp của nước sở tại.

Các kênh truyền thông xã hội như YouTube, Facebook của Google và Twitter thường được yêu cầu xóa hoặc giữ lại một số nội dung nhất định. Chính phủ Hoa Kỳ hiếm khi ra lệnh này, nhưng khi chính phủ nước ngoài yêu cầu làm như vậy, thường sẽ đều bị từ chối.

Năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Twitter gỡ các bài đăng phản đối chính sách nông nghiệp của nước này, nhưng công ty này từ chối. Vì vậy, Ấn Độ phản ứng bằng cách khuyến khích người dùng chuyển sang Koo, một nền tảng tiểu blog nội địa. Google thì bị Nga phạt vì không gỡ nội dung đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Adam Segal, đồng tác giả của báo cáo chính sách đối ngoại trên không gian mạng của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR), nói với Wall Street Journal rằng nếu Hoa Kỳ và một số quốc gia khác có cùng giá trị với Hoa Kỳ trong việc thu thập, sử dụng và phân tích dữ liệu, hy vọng rằng các công ty Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận thị trường nước thứ 3, để giúp thực hiện và chính thức hóa quy trình này.

Chính quyền Biden đang tìm cách đưa ra các điều khoản đối với dòng dữ liệu tự do xuyên biên giới trong “Khuôn khổ Thịnh vượng Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương” (IPEF). Các điều khoản tương tự đã được đưa ra trước đó trong các cuộc đàm phán của chính quyền Trump, về các thỏa thuận thương mại với Mexico, Canada và Nhật Bản.

Chi phí, chức năng và độ tin cậy sẽ là những yếu tố chính quyết định sự thành công của công nghệ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu, nhưng giá trị cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Ông Fedorov cho biết, Ukraine đang hợp tác với các công ty và quốc gia có cùng giá trị. Mặc dù Huawei đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn thiết bị liên lạc, nhưng Ukraine đã chọn đàm phán với Ericsson AB của Thụy Điển và Nokia Corp. của Phần Lan, về việc xây dựng mạng 5G.

Trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan ủng hộ Ukraine, trong khi Trung Quốc lại đứng về phía Nga.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Ngày 22/4, NHNN sẽ đấu giá 16.800 lượng vàng

Ngày 22-4, NHNN sẽ đầu thầu 16.800 lượng vàng (0,63 tấn) để bình ổn thị…

10 giờ ago

Trung Quốc tăng cường bán phá giá thép, Mỹ kêu gọi tăng thuế

Ông Joe Biden đã chọn chính Pittsburgh để phát động cuộc tấn công vào hoạt…

10 giờ ago

Nội chiến Myanmar: Chính quyền quân sự liên tiếp thất bại tại các cảng biên giới

Lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân phiệt ở Myanmar vào tuần trước đã…

10 giờ ago

Việt Nam đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ đấu thầu vàng miếng trở lại để…

12 giờ ago

Chuyên gia khuyến cáo thị trường còn tiếp tục “đỏ lửa”

Phiên 19/04/2024, VN-Index giảm 18.16 điểm về 1,174.85 điểm, tương ứng giảm 1.52%. Chuyên gia khuyến cáo…

12 giờ ago

Đông y: Hội chứng căng thẳng hành hạ con người hiện đại

Hầu như ngày nào con người cũng sống dưới sự kích thích của căng thẳng,…

13 giờ ago