Vào năm 1985, một thợ lặn ở vùng biển gần đảo Yonaguni Jima, phía nam Nhật Bản đã tình cờ phát hiện một số kiến trúc đá cổ đồ sộ ở độ sâu 25m dưới mực nước biển. Các kiến trúc bằng đá này có nhiều bậc thang và các con dốc lớn. Một trong những công trình ở đây giống với một kim tự tháp có đáy rộng đến 200m và cao 30m, với 5 bậc đá lớn nguyên khối.

Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
Kim tự tháp Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Amazing ancient)

Trong khi nhiều nhà khoa học cho rằng đây là dấu tích của lục địa Atlantis huyền thoại thì những nghiên cứu hơn 100 năm qua cho thấy ở khu vực Thái Bình Dương nhiều khả năng đã từng tồn tại một lục địa khác có được gọi là Mu (còn gọi Moo).

Tuy rằng không phải ai cũng đồng ý với giả thuyết về lục địa Mu, nhưng khi xâu chuỗi lại các bằng chứng từ khắp thế giới, việc một lục địa như vậy từng tồn tại cũng không phải là không có căn cứ:

Thảm họa sao chổi va vào Trái Đất cách đây 13.000

Năm 2017, các nghiên cứu khảo cổ tại di chỉ ngôi đền Göbekli Tepe ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy tảng đá ghi lại sử kiện thảm họa sao chổi lao vào Trái Đất vào giai đoạn năm 10.950 TCN (12.968 năm trước). 

>> Thổ Nhĩ Kỳ: Ngôi đền cổ ghi lại vụ sao chổi rơi gây ra Kỷ băng hà 13.000 năm trước

Một nhóm gồm 63 nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về thảm họa sao chổi này. Họ cho rằng vụ va chạm đã gây ra động đất, sóng thần và núi lửa, nhấn chìm nhiều lục địa trên Trái Đất và gây ra kỷ băng hà Dryas trẻ kéo dài 1.300 năm.

Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
Mô phỏng vùng ảnh hưởng của Kỷ Dryas trẻ trên bản đồ Trái Đất hiện nay (ảnh cometresearchgroup.com)

Nhiều nhà khảo cổ tin rằng thảm họa sao chổi đã hủy diệt lục địa Atlantis ở phía Tây bán cầu đồng thời làm biến mất một lục địa rộng lớn có tên là Mu ở phía Đông bán cầu, tức khu vực Thái Bình Dương.

Lục địa bị biến mất ở Thái Bình Dương

James Churchward (1851-1936) là đại tá trong quân đội Anh tại Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19. Trong những năm sống tại Ấn Độ, James Churchward gặp một thầy tu, người đứng đầu một ngôi đền ở Ấn Độ. Hai người đã trở bạn thân thiết của nhau. Vị thầy tu đã dạy James Churchward ngôn ngữ Naga, ngôn ngữ của dân tộc Naacal cổ đại để giải mã một số bức phù điêu đặc biệt tại ngôi đền. Tại thời điểm đó, ở Ấn Độ chỉ còn 3 người có khả năng đọc được ngôn ngữ Naga.

Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
James Churchward (1851-1936) (ảnh: wikipedia)

Sau rất nhiều cân nhắc, vị thầy tu đã chia sẻ với James Churchward về một kho báu, đó là các bản ghi bằng đất sét viết bằng ngôn ngữ Naga của người Naacal, được vị thầy tu lưu giữ từ những người tiền nhiệm.

James Churchward đã giải mã các bản ghi bằng đất sét và phát hiện rằng chúng kể về sự tồn tại của một lục địa rộng lớn, gọi là Mu. Theo truyền thuyết, người Naacal là những người đã từng sống ở lục địa Mu hàng chục ngàn năm trước, những người Naacal cuối cùng đã rời Myanmar từ 15.000 năm trước. Theo James Churchward, các bản ghi bằng đất sét này xuất phát từ lục địa Mu rồi lưu lạc đến Myanmar sau đó được đưa đến Ấn Độ.

Trong quá trình tìm hiểu về lục địa Mu, James Churdward cũng biết rằng William Niven, nhà khám phá Mexico người Scotland cũng đã phát hiện 2.500 bản ghi bằng đá tại Mexico được khắc bằng chữ người Duy Ngô Nhĩ (là dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc hiện nay).

Các bản ghi bằng đất sét tại Ấn Độ và bằng đá tại Mexico tiết lộ cho James Churchward rằng Mu là lục địa rộng lớn, trải dài từ phía Bắc quần đảo Hawaii cho tới quần đảo Fiji và Đảo Phục Sinh. Lục địa này đã tồn tại tối thiểu 50.000 năm trước và đã chìm dưới biển hơn 12.000 năm trước bởi động đất, núi lửa và sóng thần. Tại thời điểm bị hủy diệt, Mu có dân số lên đến 64 triệu người.

luc dia mu
Bản đồ về lục địa Mu được James Churchward vẽ (ảnh: my-mu.com)
Những phát hiện về lục địa Mu - bị hủy diệt từ 13.000 năm trước
Các bản ghi bằng đất sét và bằng đá về Mu được James Churchward và William Niven phát hiện (ảnh: my-mu.com)

Trong tác phẩm The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất), xuất bản năm 1931, James Churchward cho biết: “Một vài thập kỷ trước, các nhà khoa học đã rất nghi ngờ về khả năng sự tồn tại trước đây của một lục địa khổng lồ như Mu ở Thái Bình Dương. Nhưng kể từ đó, các tài liệu đã được đưa ra ánh sáng và các so sánh đã được thực hiện để chứng minh rằng một vùng đất như vậy từng một lần tồn tại.” Theo James Churchward, có rất nhiều bằng chứng của điều này, bao gồm các ví dụ điển hình:

  • Các bản ghi của người Naacal, các văn tự sau này được ghi chép bằng ngôn ngữ Maya, Hy Lạp và Ấn Độ.
  • Xác nhận về sự tồn tại của Mu trong các ghi chép cổ đại khác, bao gồm sử thi Ramayana của người Hindu, di khảo Troano tại tại bảo tàng Anh Quốc viết bằng ngôn ngữ Maya ở Yucanta, di khảo Codex Cortesianus tại bảo tàng Mandrid, Tây Ban Nha…
  • Các di tích trên quần đảo Hải Nam, đặc biệt là đảo Phục Sinh, Mangaia, Tonga-tabu, Panape, quần đảo Ladrone (nay là quần đảo Mariana), ngôi đền Uxmal ở Yucatan, các kim tự tháp ở thành phố Mexico.
  • Sự phổ biến của một số ký hiệu và phong tục cổ xưa giống hệt nhau tại Ai Cập, Miến Điện, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Quần đảo Hải Nam, Trung Mỹ, Nam Mỹ và các bộ lạc khác của các nền văn minh cổ đại ở Bắc Mỹ. Những biểu tượng và phong tục giống hệt nhau như vậy chắc chắn chỉ đến từ một nguồn duy nhất – lục địa Mu….

luc dia mu sach
Cuốn sách The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất), xuất bản năm 1931 của James Churchward (ảnh: my-mu.com)

binh gom luc dia mu
Chiếc bình đồng có chữ nạm vàng được phát hiện tại phế tích của thành phố Hiranapoora – 1 trong 7 thành phố huyền thoại của Mu. Hình ảnh của nó được James Churchward đăng ở đầu cuốn sách Mu, lục địa bị biến mất (ảnh: my-mu.com)

Jamese Churchward đã dành hơn 50 năm trong đời của mình nghiên cứu về các bản ghi và cho ra đời hàng loạt các tác phẩm về lục địa Mu bị biến mất này. Các tác phẩm của Jamese Churchward bao gồm: Lost Continent of Mu, the Motherland of Man (Lục địa Mu bị mất, đất mẹ của loài người) (1926), The Children of Mu (Những đứa con của Mu) (1931), The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất) (1931), và The Sacred Symbols of Mu (Biểu tượng thiêng liêng của Mu (1933)).

Mu có trình độ phát triển rực rỡ

Kể về Mu, James Churchward mô tả:

“…có bảy thành phố lớn và quan trọng ở lục địa Mu, là trung tâm của tôn giáo, khoa học và giáo dục. Còn có rất nhiều các thành phố lớn, các khu đô thị và các làng mạc nằm rải rác ở ba vùng đất… Nhiều thành phố được xây dựng gần cửa các con sông lớn, là các trung tâm thương mại và kinh tế, tại đó các con tàu đi và đến từ khắp nơi trên thế giới. Lục địa Mu là đất mẹ và là trung tâm văn minh, giáo dục, kinh tế và thương mại; tất cả các nước trên thế giới đều là thuộc địa hoặc dưới quyền cai trị của đế chế Mu…”

Các bản ghi mà James Churchward nghiên cứu cho thấy trình độ công nghệ của lục địa Mu tiên tiến hơn cả công nghệ tồn tại vào thế kỷ 21, và những nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ cổ đại, Babylon, Ba Tư, Ai Cập, Maya, đều mang dấu vết có được từ nền văn minh của siêu lục địa này.

kytuMU
Nghiên cứu của James Churchward chứng minh rằng các chữ cái của người Maya và người Hy Lạp – 2 nền văn minh cổ đại từng phát triển rực rỡ có nguồn gốc từ các chữ cái của Mu (ảnh: trích từ tài liệu The Children of Mu (Những đứa con của Mu) (1931))

Tín ngưỡng và sự xuất hiện của chữ Vạn

Có trình độ phát triển rất cao, nhưng những người dân của lục địa Mu rất có tín ngưỡng vào thần linh. Người dân lục địa Mu tin rằng người đàn ông đầu tiên là do các vị Thần tạo ra. Người đứng đầu Mu được gọi là “Con của Mặt trời”. Các đền thờ được xây dựng khắp nơi để người dân luôn có thể thể hiện tín ngưỡng đối với Đấng sáng tạo của Mu.

Trong tác phẩm “Mu, lục địa bị biến mất”, James Churchward đã công bố hình chụp bản ghi đánh số 1231 trong hơn 2.500 bản ghi do William Niven tìm được. Hình chụp là một biểu tượng giống với chữ Vạn của nhà Phật. James Churdward tin rằng biểu tượng này thể hiện 4 điều linh thiêng của đấng sáng tạo tạo nên nền văn minh Mu.

do hinh chu van 3Biểu tượng giống chữ Vạn của nhà Phật trên bản ghi bằng đá mã số 1231, trình bày trong cuốn sách “Mu, lục địa bị biến mất” của James Churdward. (ảnh: trích trong sách Mu, lục địa bị biến mất)

>> Chữ Vạn của nhà Phật: Biểu tượng phổ biến trong các nền văn minh tiền sử

Sự hủy diệt của lục địa Mu

Di khảo Tro-Contesianus Codex ghi chép về sự hủy diệt của lục địa Mu như sau: “Mu đột ngột dâng lên hai lần; sau đó nó bị thiêu bởi lửa. Nó vỡ ra từng mảnh trong khi bị rung lắc dữ dội bởi động đất. Các vị thần khiến cho mọi thứ chuyển động như những đám sâu bọ, và tiêu diệt nó chỉ trong một đêm.

madrid
Bộ di khảo Codex Tro-Cortesianus, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Madrid mô tả ngày kết thúc bi thương của nền văn minh Mu (Ảnh: wikipedia)

Các ghi chép đều cho thấy Mu bị hủy diệt bởi nguyên nhân giống các nền văn minh khác trên Trái Đất: đó là khi đạo đức đã trở nên băng hoại, con người chỉ tin vào các giá trị vật chất và coi nhẹ các giá trị tinh thần.

Di khảo Lhasa được tìm thấy ở một ngôi chùa Phật giáo ở Lhasa, Tây Tạng ghi chép về Mu:

“Bảy thành phố với những chiếc cổng vàng và các ngôi đền run rẩy như lá trong cơn bão… Người dân tìm nơi trú ẩn trong các đền thờ và thành quách, và nhà hiền triết người Mu đứng dậy và nói: “Chẳng phải tôi đã dự báo cho các vị điều này rồi sao?” Cả phụ nữ và nam giới trong những trang phục thêu lộng lẫy, đính các viên đá lấp lánh kêu rên “Nhà hiền triết ơi, cứu chúng tôi! ” Và nhà hiền triết người Mu trả lời: ‘Tất cả các vị sẽ phải ra đi cùng tôi tớ và sự giàu có của các vị, và từ tro tàn này các quốc gia mới sẽ nổi lên. Và nếu họ quên mất là họ vượt trội không phải vì những gì họ ôm đồm tham lam chất lên thân mình, thì một số phận tương tự cũng sẽ dành cho họ.’ Khói lửa nhấn chìm những lời cầu cứu của Mu: đất đai và người dân của nó bị xé nát và nuốt chửng dưới đáy biển.”

buc tranh tham hoa
Kết thúc bi thương của một nền văn minh rực rỡ trong quá khứ để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc (ảnh: Internet)

Thiện Tâm tổng hợp