Trong 2 tuần qua, thông tin tỷ phú Elon Musk có kế hoạch mua lại Twitter, mạng xã hội có hơn 200 triệu người dùng, đã thu hút sự chú ý toàn cầu. Vậy người giàu nhất thế giới muốn thực hiện những thay đổi gì đối với Twitter?

Elon Musk
(Ảnh minh họa: Rokas Tenys/Shutterstock)

Vị CEO của Tesla đã đề nghị mua lại Twitter vào tuần trước với giá 43 tỷ USD và công ty Twitter đã thực hiện theo chiến lược phòng thủ “thuốc độc” khiến ông khó có thể tăng cổ phần của mình lên trên 15%. Ban lãnh đạo của Twitter vẫn chưa chính thức phản hồi về chi tiết của đề xuất. Luật sư quyền dân sự Mỹ James Breslo tin rằng động lực của ông Elon Musk để mua cổ phiếu Twitter là sự ủng hộ của ông đối với tự do ngôn luận và sự phản đối của ông đối với văn hóa thức tỉnh, xóa sổ.

Ông Elon Musk đã đề xuất 6 cải cách sau đây trong các văn bản quy định và các hội nghị TED:

1. Cẩn trọng hơn về kiểm duyệt nội dung

Ông Elon Musk, người tự cho mình là “người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận tuyệt đối”, đã nói trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị TED vào tuần trước rằng “có một sân khấu tự do và hòa nhập là rất quan trọng”.

Ông cho rằng Twitter nên cẩn thận hơn khi quyết định xóa bài đăng hay cấm vĩnh viễn người dùng. Ông cũng cho biết Twitter cũng nên tuân thủ luật pháp của các quốc gia và vùng lãnh thổ mà nó cung cấp dịch vụ. Khi các thay đổi được thực hiện để mở rộng hoặc giảm tác động của một bài đăng, nó nên cho người dùng biết điều gì đang xảy ra.

Twitter đã cố gắng quảng bá những gì nó gọi là diễn ngôn lành mạnh hơn trên nền tảng này trong nhiều năm, một phần vì nó tốt cho kinh doanh và do đó làm tăng các hạn chế về nội dung.

2. Tạo chức năng chỉnh sửa cho bài đăng

Người dùng Twitter từ lâu đã yêu cầu một nút chỉnh sửa. Đầu tháng này, ông Musk đã thăm dò ý kiến ​​của người dùng Twitter về việc họ có muốn một nút chỉnh sửa hay không. Hơn 4 triệu người dùng đã bình chọn và 70% người đồng ý. Twitter sau đó cho biết họ đã phát triển nút chỉnh sửa từ năm ngoái.

Ông Elon Musk đã nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với nút chỉnh sửa trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên TED và đang xem xét các cách triển khai tính năng này trên Twitter, tức tư nhân hóa công ty công ty đại chúng này. Việc loại bỏ Twitter khỏi sàn giao dịch chứng khoán đại chúng có thể giúp ông Musk thực hiện các thay đổi dễ dàng hơn vì hầu hết áp lực của cổ đông sẽ biến mất. Tuy nhiên, ông Musk cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên TED rằng ông muốn giữ chân càng nhiều cổ đông càng tốt.

Ông cũng ủng hộ việc đưa mã nguồn mở của thuật toán Twitter lên GitHub, một trang web lưu trữ các dự án phần mềm, nghĩa là những người khác bên ngoài công ty có thể xem và đề xuất các bản sửa lỗi và thay đổi.

3. Gắn thẻ những người dùng trả tiền cho xác thực Twitter Blue

Trong một loạt bài đăng vào cuối tuần qua, ông Musk gợi ý Twitter cung cấp cho những người dùng trả tiền cho Twitter Blue (một dịch vụ đăng ký bổ sung các tính năng bổ sung cho tài khoản người dùng) một dấu hiệu chứng nhận để chỉ ra rằng tài khoản của họ đã được xác thực. Điều này không giống như dấu kiểm màu xanh lam yêu cầu tài khoản phải xác thực.

4. Ít phụ thuộc vào quảng cáo

Trong loạt bài đăng đó, ông Musk cho biết mô hình kinh doanh của Twitter nên chuyển sang hướng đăng ký. Twitter Blue hiện bổ sung các tính năng cao cấp như “Hoàn tác Tweet” với mức phí hàng tháng là 2,99 đô la. Ông Musk đề xuất thêm chức năng “loại bỏ tất cả các quảng cáo”.

Ông cũng đề xuất sa thải nhân viên và đóng cửa trụ sở chính của Twitter tại San Francisco. Điều đó có thể cần phải được thực hiện nếu công ty tách rời hoàn toàn khỏi quảng cáo, lĩnh vực chiếm khoảng 90% doanh thu trong quý IV/2021.

Ông Elon Musk đã tweet vào ngày 18/4 rằng nếu cuộc cạnh tranh của ông thành công, Ban lãnh đạo sẽ không nhận được lương, tiết kiệm cho công ty khoảng 3 triệu đô la mỗi năm.

5. Cố gắng ngăn chặn các robot gửi thư rác và lừa đảo

Ông Musk cho biết ưu tiên của ông là loại bỏ “đại quân robot” của Twitter, chúng chuyên gửi các tài khoản spam và thực hiện các trò gian lận.

6. Cho phép các bài đăng dài hơn

Ông Musk ủng hộ những bài đăng dài. Trong hầu hết các trường hợp, bài đăng có thể dài tới 280 ký tự, gấp đôi 140 ký tự trước đó.

Cựu Giám đốc điều hành Twitter chỉ trích Ban lãnh đạo 

Ngày 16/4 vừa qua, cựu Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey khi bình luận về đề nghị mua lại công ty này của ông Musk, đã chỉ trích Ban lãnh đạo của công ty là “rối loạn chức năng”.

Một người dùng viết trên nền tảng: “Sẽ rất thú vị nếu [bạn] biết lịch sử của Ban lãnh đạo Twitter, bởi vì tôi đã chứng kiến sự phát triển của nó trong thời kỳ đầu, bị cuốn vào những âm mưu và cuộc đảo chính, đặc biệt là giữa các thành viên sáng lập Twitter. Tôi hy vọng nó có một ngày nó có thể được quay thành phim kinh dị Hollywood.” Ông Dorsey trả lời: “Đây vẫn luôn luôn là sự rối loạn chức năng của công ty”.

Một người dùng Twitter khác đã trả lời bằng cách hỏi liệu ông có được phép nói công khai như vậy hay không. Ông Dorsey trả lời: “Không”.

Ban lãnh đạo của Twitter cho biết hôm 15/4 rằng họ sẽ phát triển một kế hoạch để ngăn chặn nỗ lực mua lại công ty của ông Musk.

Ông Dorsey cũng trả lời một bài đăng khác vào ngày 16/4, trong đó dẫn lời nhà đầu tư mạo hiểm Fred Destin nói: “Ban lãnh đạo tốt không thể tạo nên công ty tốt, nhưng Ban lãnh đạo tồi sẽ phá hoại công ty.” Ông Dorsey trả lời, “Nói quá đúng”.

Ông Dorsey hiện là thành viên Ban lãnh đạo của Twitter và nhiệm kỳ của ông sẽ hết hạn vào tháng 5.

Ngày 16/4, ông Musk đã đăng bài nói rằng sau khi ông Dorsey rời Ban lãnh đạo, thì Ban lãnh đạo Twitter hầu như không có cổ phần! Khách quan mà nói, lợi ích tài chính của họ về cơ bản là mâu thuẫn với các cổ đông.

Được biết, ông Dorsey và ông Musk có mối quan hệ thân thiện, trong đó ông Dorsey gọi ông Musk là người dùng Twitter “có ảnh hưởng” mà ông yêu thích nhất trong năm 2019. Trước đó, ông đã mời ông Musk lên Twitter để thảo luận về các ý tưởng sản phẩm.

Ông Elon Musk chỉ trích Twitter không tôn trọng quyền tự do ngôn luận

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã sử dụng Twitter làm một trong những kênh liên lạc chính của mình, đã bị cấm vĩnh viễn khỏi Twitter vào tháng 1/2021, qua đó làm dấy lên tranh cãi về việc nền tảng truyền thông xã hội đe dọa quyền tự do ngôn luận.

Ông Musk, người có hơn 80 triệu người theo dõi trên Twitter, gần đây đã chỉ trích Twitter không tôn trọng quyền tự do ngôn luận và phá hoại nền dân chủ. Vào tháng 3, ông đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến ​​trên Twitter, để mọi người bỏ phiếu xem Twitter có tuân thủ nguyên tắc tự do ngôn luận hay không và 70% trong số họ đã đưa ra câu trả lời là KHÔNG.

Các hãng công nghệ (như mạng xã hội Truth Social của ông Trump, cũng như các đối thủ của Twitter là Gettr, Parler và trang video Rumble) đang ngày càng định vị mình là những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tìm cách thu hút những người dùng cảm thấy những ngôn luận của họ đang bị kiểm duyệt trên các nền tảng như Twitter, Facebook, YouTube. 

Tiêu Nhiên (tổng hợp)

Nga dội tên lửa xuống Lviv, chuẩn bị cho cuộc tấn công tổng lực ở Donbass