Hãng Pfizer (Mỹ) đã thông báo rằng các biến thể nhỏ trong virus corona ban đầu và các chủng đột biến không có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Tin tức này được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng nguồn cung cấp của gã khổng lồ dược phẩm sẽ không hoàn toàn hiệu quả trong việc chống lại những biến thể virus mới xuất hiện gần đây từ Anh và Nam Phi.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: PhotobyTawat/Shutterstock)

“Những khác biệt nhỏ trong quá trình trung hòa virus được quan sát trong các nghiên cứu này không có khả năng làm giảm đáng kể hiệu quả của vắc-xin,” hãng Pfizer và BioNTech cho biết theo kết quả từ một nghiên cứu mới về vắc-xin.

Các công ty cho biết họ sẵn sàng ứng phó nếu vắc-xin COVID-19 làm giảm khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, họ lưu ý, “những phát hiện này không cho thấy sự cần thiết phải có một loại vắc-xin mới để giải quyết các biến thể mới nổi.”

Cả 2 công ty cũng cam kết theo dõi “hiệu quả trong thế giới thực” của vắc-xin và tin rằng tính linh hoạt trong nền tảng của họ sẽ cho phép họ phát triển những loại vắc-xin mới chống lại các biến thể nếu được yêu cầu.

Trong một diễn biến khác, khi các chủng COVID-19 khác nhau lây lan sang hơn 70 quốc gia, hai nhà cung cấp vắc-xin duy nhất của Úc đang phải đối mặt với sự vô định do tranh chấp giữa Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung trên toàn cầu.

Giữa những lời đe dọa từ EU về việc đưa ra lệnh cấm đi lại, Bộ trưởng Y tế Úc Greg Hunt nói rằng các công ty “đã phải tạm dừng một số nguồn cung cấp của họ cho các quốc gia lớn và điều đó đã ảnh hưởng đến một số chương trình của họ” nhưng các quốc gia vẫn sẽ bắt đầu trong cùng một thời điểm “bỏ ngỏ”.

Ông Hunt cho biết trong một cuộc họp báo rằng: “Thực tế là chúng tôi đang ở trong thời hạn bỏ ngỏ và đó là dấu hiệu của một thỏa thuận rất bền vững.”

AstraZeneca hiện sẽ chỉ cung cấp 1,2 triệu trong tổng số 3,8 triệu liều vắc-xin AstraZeneca dự kiến vào cuối tháng 2/2021 do hạn chế về nguồn cung.

Các hãng Pfizer và AstraZeneca đã đảm bảo thỏa thuận với chính phủ Úc về tổng số 63,8 triệu liều, điều mà quyền giám đốc y tế Úc Michael Kidd đã gọi là “chương trình tiêm chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử nước Úc.”

Một cuộc khảo sát của công ty Roy Morgan đối với 1.648 người cho thấy 4/5 số người Úc muốn tiêm vắc-xin, trong đó nam giới muốn tiêm hơn phụ nữ.

Cuộc thăm dò cho thấy 85% nam giới và 73% phụ nữ muốn tiêm vắc-xin.

Con số tổng thể là 79%, tăng 2 điểm so với cuộc thăm dò gần đây nhất vào giữa tháng 1/2021 nhưng vẫn ở dưới mức cao 87% khi bắt đầu đại dịch virus corona.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: