Hàng trăm dấu chân hóa thạch có niên đại 120.000 năm đã được tìm thấy ở Ả Rập Saudi, và chúng được xem là bằng chứng về sự di cư của con người đến khu vực này, theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances.

hóa thạch
Các dấu chân người được phát hiện ở Ả Rập Saudi và mô hình độ cao kỹ thuật số tương ứng. (Ảnh: Klint Janulis/ĐH Oxford)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy hàng trăm dấu chân hóa thạch nổi lên do xói mòn trầm tích trong quá trình khảo sát hồ cổ ở sa mạc Nefud, Ả Rập Saudi.

Trong số 376 dấu vết cổ xưa được tìm thấy xung quanh hồ Alathar, các chuyên gia đã xác định được các dấu chân động vật, bao gồm cả dấu chân của ngựa, lạc đà và voi. Đây là điều gây ngạc nhiên bởi loài voi dường như đã tuyệt chủng ở khu vực Levant khoảng 400.000 năm trước.

hóa thạch
Dấu chân của voi (trái) và lạc đà (phải). (Ảnh: Gilbert Price/ĐH Queensland & Richard Clark-Wilson, Royal Holloway/ĐH London)

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy 7 dấu chân người. Các dấu chân này có thể là bằng chứng sớm nhất về loài người ở bán đảo Ả Rập.

“Chúng tôi ngay lập tức nhận ra tiềm năng của những phát hiện này,” ông Mathew Stewart thuộc Viện Sinh thái Hóa học Max Planck, một trong những tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Dấu chân là một dạng bằng chứng hóa thạch độc đáo bởi chúng cung cấp ảnh chụp theo thời gian, với độ phân giải mà chúng tôi thường không lấy được từ các hồ sơ hóa thạch nào khác.”

Các nhà nghiên cứu tin rằng những dấu chân này có niên đại vào thời kỳ gian băng (interglacial period) cuối cùng. Thời kỳ này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của con người và động vật trên một khu vực có sa mạc. Họ cho biết những hồ sơ hóa thạch và khảo cổ học cho thấy những điều kiện này đã hỗ trợ giả thuyết về cuộc di cư của con người từ châu Phi đến Levant. “Các dấu chân, rất có thể là của con người,”  ông Stewart cho biết. 

>> Vì sao Nam Cực lại có hóa thạch khủng long và động thực vật phong phú?

Sau khi nghiên cứu các dấu chân, các chuyên gia tin rằng mật độ dày đặc của những dấu vết cho thấy động vật tụ tập quanh hồ do điều kiện khô hạn và lượng nước giảm dần, trong khi con người có thể sử dụng khu vực này để lấy nước và kiếm ăn.

“Chúng tôi biết con người đã đến hồ Alathar, nhưng việc thiếu các công cụ bằng đá hoặc bằng chứng về việc tiêu thụ xác động vật cho thấy rằng họ chỉ đến đây trong một khoảng thời gian ngắn ngủi,” ông Stewart chia sẻ.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các dấu chân người hóa thạch được phát hiện. Hồi tháng 5/2013, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng loạt dấu chân hóa thạch của một nhóm người lớn và trẻ em có niên đại 800.000 năm tuổi tại bờ biển Happisburgh, Norfolk, Anh. Thậm chí, các nhà khoa học còn phát hiện dấu chân đi giày hóa thạch của người tiền sử cách đây hơn 260 triệu năm.

Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có đang hiểu sai về lịch sử? Phải chăng con người đã sinh sống trên Trái đất từ sớm hơn rất nhiều so với những gì được nêu trong thuyết tiến hóa của Darwin? Dựa trên những bằng chứng mà chúng ta hiện có thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra và lịch sử cổ đại có lẽ cần được viết lại.

>> 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai

Phan Anh (tổng hợp)