Hôm 10/10 vừa qua, các nhà khoa học Pháp nhận định rằng sao Hỏa có khả năng từng tồn tại một môi trường chứa rất nhiều sinh vật siêu nhỏ dưới lòng đất.

sao Hỏa
(Ảnh minh họa: joshimerbin/Shutterstock)

Cụ thể, trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy hôm 10/10, ông Sauterey (tác giả chính của nghiên cứu) và nhóm của mình cho biết họ đã sử dụng các mô hình khí hậu và địa hình để đánh giá khả năng có thể sinh sống của lớp vỏ sao Hỏa cách đây khoảng 4 tỷ năm. Trong thời gian đó, Hành tinh Đỏ được cho là có rất nhiều nước.

Theo nghiên cứu, các vi sinh vật đơn giản hấp thụ hydro và bài tiết khí methane có thể đã phát triển mạnh trên sao Hỏa cách đây khoảng 3,7 tỷ năm.

Khí hậu ấm và ẩm ướt của sao Hỏa ban đầu có lẽ đã bị hủy hoại khi có quá nhiều hydro bị hút ra khỏi một bầu khí quyển mỏng và giàu CO2, theo ông Sauterey.

Khi nhiệt độ giảm xuống khoảng gần – 200 độ C, bất kỳ sinh vật nào ở bề mặt hoặc gần bề mặt có khả năng sẽ bị chôn vùi sâu hơn trong nỗ lực tồn tại. Các nhà nghiên cứu cho biết các vi sinh vật trên Trái Đất có thể đã giúp duy trì điều kiện ôn hòa, do bầu khí quyển chiếm ưu thế bởi nitơ.

Mới đây, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện bằng chứng cho thấy sao Hỏa có nước ở thể lỏng bên dưới các mảng băng. Đây được xem là bước tiến lớn trong việc chứng minh Hành tinh Đỏ từng là nơi ẩm ướt và có tồn tại sự sống, theo tờ The Independent.

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge đã tìm ra bằng chứng có nước trên bề mặt chỏm băng vùng cực Nam của sao Hỏa mà không sử dụng radar. Theo các nhà khoa học, điều này chứng minh rằng rất có thể điều kiện thời tiết trên Hành tinh Đỏ đã từng thích hợp cho sự sống ngoài Trái Đất. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cambridge với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Đại học Sheffield và Đại học Mở. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy.

Phan Anh

Đồng Nai: Chen chúc mua xăng ‘chợ đen’ ngay trước cửa cây xăng