Trên lý thuyết, mạng 5G (viết tắt của 5th generation) dự kiến triển khai vào năm 2020, có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với mạng 4G, như tốc độ nhanh hơn hẳn và diện tích vùng phủ sóng rộng kể cả trên đại dương.

Qualcomm thử nghiệm trong đời thực: Mạng 5G mạnh tới mức nào?
(ảnh chụp video/Qualcomm)

Sơ bộ chúng ta có thể so sánh mạng 5G với hai mạng 3G và 4G như sau:

3G4G5G
Thời gian triển khai2004-052006-10dự kiến 2020
Băng thông2mbs200mbps>1gbs
Công nghệBroadband /CDMA/IPUnified IP và kết hợp thông suốt LAN/WAN/WLAN/PAN4G+WWW
Khả năng dịch vụAudio, video, dữ liệu chất lượng caotruy cập thông tin động, các thiết bị đầu cuối phong phú. truy cập thông tin động, các thiết bị đầu cuối phong phú với tất cả các tính năng

Nhưng mạng 5G sẽ đạt hiệu quả thế nào khi không chạy ở điều kiện lý tưởng trong lý thuyết, mà chạy thực tế? Đó chính là câu trả lời mà Quanlcomm tìm kiếm trong lần chạy thử mô phỏng 5G ở sự kiện Mobile World Congress, và nếu kết quả ở thế giới thực trong tương lai cũng được như mô phỏng của công ty này, tốc độ tương lai của internet di động sẽ trở nên rất, rất nhanh.

Thử nghiệm của Qualcomm mô phỏng các điều kiện của thế giới thực ở Frankfurt và San Fransico để chạy thử công nghệ 5G, dựa trên địa điểm của các trạm thu phát sóng và đặc điểm phân bố trong hai thành phố.

>> Trước vó ngựa chinh phạt của Alibaba: Singapore phản ứng như thế nào?

Các nhân tố mô phỏng gồm có: điều kiện địa lý, nhu cầu người dùng khác nhau trên mạng, một số lượng lớn các thiết bị với khả năng kết nối 5G và LTE khác nhau, tốc độ khác nhau… giúp chúng ta ước lượng tốc độ chính xác nhất khi chúng đi vào hoạt động.

Thêm nữa, các mô phỏng chỉ có mục đích thử nghiệm loại 5G NR (New Radio) có thể khả thi vào năm 2019 – tức các mạng không-độc-lập được xây dựng song song với công nghệ 4G LTE hiện tại, không phải mạng 5G thật sự độc lập sẽ được triển khai sau này.

Mô phỏng ở Frankfurt là một mạng cơ bản hơn, dựa trên băng thông 100MHz tại dải tần 3.5GHz trên nền tảng mạng LTE-gigabit với 5 băng tần LTE, nhưng kết quả vẫn gây ấn tượng mạnh. Tốc độ người dùng trung bình từ 56Mbps của mạng 4G nhảy lên 490Mbps với mạng 5G, mang đến tốc độ đáp ứng khi duyện web nhanh hơn 7 lần. Tốc độ download cũng được nâng lên rõ rệt với hơn 90% người dùng trải nghiệm tốc độ download 100Mbps với 5G so với 8Mbps ở mạng LTE.  

Qualcomm thử nghiệm trong đời thực: Mạng 5G mạnh tới mức nào?
Kết quả của mô phỏng cho 10% người dùng. (Ảnh: Qualcomm)

Mô phỏng ở San Fransico thậm chí còn ấn tượng hơn. Ở đó Qualcomm mô hình hóa một mạng hoạt động ở băng thông  800MHz trên ở băng tần bước sóng mm 28 GHz, xây dựng trên mạng gigabit-LTE trên 4 băng tần, LTE cấp phép bổ sung  cho băng tần LAA.

Tốc độ duyệt lên đến 1,4 Gbps ở mạng 5G so với 71 Mbps ở mạng 4G (ở băng tần bước sóng mm), thời gian đáp ứng là nhanh hơn khoảng 23 lần. Trong 90% số người dùng, tốc độ tải về ở mạng 5G đạt trung bình khoảng 442 Mbps.

Chất lượng video cũng tăng lên rõ rệt trong hai lần thử nghiệm, với người dùng 5G, có thể xem được video chất lượng 8K, 120 fps, 10-bit màu.

Rõ ràng chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi tốc độ như vậy trở thành thực tế, bởi vì những nỗ lực mô phỏng của Qualcomm mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm. Ngoài ra các nhà sản xuất thiết bị và các nhà mạng cần phải xây dựng các thiết bị có thể tận dụng tốc độ mới nhanh hơn này, cũng như như xây dựng cơ sở hạ tầng của mạng gigabit-LTE và mạng 5G không-độc-lập.

Kết quả là thế, nếu mạng 5G chỉ có thể đáp ứng được một nửa tốc độ mà Qualcomm mô phỏng, thì đó cũng là một bước tiến lớn về phía trước, thay đổi từ căn bản cách chúng ta sử dụng thiết bị di động.

Hãng Qualcomm cũng đang chuẩn bị cho sản phẩm modem Snapdragon X50 cho mạng 5G và tiếp tục phát triển các công nghệ di động thế hệ tiếp theo.

Nguyên Khánh tổng hợp.