Mục đích chân chính của sinh mệnh đời người là gì?

Xuân đến rồi xuân lại đi. Thời gian trôi như nước chảy. Con người cứ mãi xoay vần trong cơm – áo – gạo – tiền rồi sinh – lão – bệnh – tử. Trong vòng xoay ấy, mấy ai trong chúng ta chợt dừng lại và đặt câu hỏi: mục đích chân chính của sinh mệnh đời người là gì?

Năm 2020, 2021 đã chứng kiến một hiện tượng lạ trong văn hóa đọc của người Việt: hàng trăm ngàn cuốn sách Muôn kiếp nhân sinh 1 và 2 của tác giả Nguyên Phong được bán hết chỉ trong vài tháng.

Tác giả Nguyên Phong là bút danh của Giáo sư John Vu (Vũ Văn Du). Ông là tác giả cuốn Hành trình về phương Đông nổi tiếng, từng là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing của Mỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Đại học Carnegie Mellon.

Trong Muôn kiếp nhân sinh, tác giả cho biết: “Con người không phải chỉ là cái thân xác vật chất mà bên trong còn có những nguồn năng lượng vô hình luôn biến chuyển, tác động qua lại từng giờ từng phút, dưới ảnh hưởng của các luật vũ trụ, như luật Nhân quả và Luân hồi.” [1]

Trong nhiều lần luân hồi, Thomas, doanh nhân – nhân vật chính của Muôn kiếp nhân sinh – đã từng luân hồi qua nhiều kiếp sống, có kiếp là nam, có kiếp là nữ, có kiếp làm vua, có kiếp làm quan, cũng có kiếp làm một dân thường. Có những kiếp ông sống sung sướng, nhưng cũng có kiếp ông sống trong đau khổ, tủi hờn. Nhưng đặc biệt, có hàng triệu kiếp Thomas phải biến thành loài sâu bọ chuyên hút máu mủ trong các bàn chân phụ nữ.

mục đích của sinh mệnh
Hai tập sách Muôn kiếp nhân sinh của Giáo sư John Vu/Nguyên Phong (ảnh: Shopee.vn)

Vậy vì sao con người lại phải nhập luân hồi? Chúng ta đến thế giới này từ đâu? Sinh mệnh chân chính của mỗi cá nhân là gì? Mục đích chân chính của sinh mệnh đời người là gì? Con người chờ đợi điều gì trong trong vòng luân hồi không hồi kết? Trong bài viết này, chúng ta thử giải đáp những câu hỏi trên.

Trước hết ta trả lời câu hỏi: sinh mệnh chân chính của mỗi cá nhân là gì?

“Ý thức không bị hạn chế” của con người 

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Eben Alexander từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường Y danh tiếng ở Hoa Kỳ. Ngày 10/10/2008, Eben bị viêm màng não và rơi vào hôn mê trong 7 ngày với tỷ lệ tử vong được xác định là trên 97%.

Trong 7 ngày cận kề cái chết, Eben Alexander đã có một trải nghiệm cận tử phi thường khi ý thức của ông rời khỏi thân thể và đến thăm một thế giới đẹp đẽ như thiên đường. [2]

Sau khi hồi tỉnh, Eben đã viết cuốn sách “Chứng cứ về thiên đường” kể về trải nghiệm cận tử của mình. Cuốn sách đã tạo ra cơn địa chấn trong giới y học và nhanh chóng trở thành best seller.

Trước khi rơi vào hôn mê, Eben Alexander tin tưởng hơn hầu hết mọi người rằng: về mặt logic, việc ý thức có thể tồn tại độc lập với cơ thể người là việc hoàn toàn bất khả thi. Eben cũng đã từng tin rằng ý thức chỉ là sản phẩm phụ của vật chất, nó không đóng vai trò quan trọng trong các quá trình vật chất.

Nhưng khi rời bỏ cơ thể vật chất của mình, bác sĩ Eben đã trải nghiệm trực tiếp trải nghiệm những sự thật rằng “ý thức không chỉ tồn tại độc lập với cơ thể mà còn là thứ cơ bản nhất của mọi thứ.” [3]

quan niem chung 1

Eben cho rằng, để thực sự nghiên cứu vũ trụ ở một mức độ sâu sắc, chúng ta buộc phải thừa nhận vai trò nền tảng của ý thức trong việc tạo nên bức tranh thực tại.

Tỉnh lại sau trải nghiệm cận tử, bác sĩ Eben cho rằng “bản thân bộ não không tạo ra ý thức”, nó giống như một cái “van giảm áp” hay “bộ lọc”, có tác dụng điều chỉnh ý thức phi vật chất mà chúng ta có được trong những thế giới phi vật chất rộng lớn thành một loại ý thức có dung lượng hạn chế trong hiện thực cuộc sống nhỏ bé này. [3]

Loại “ý thức bị hạn chế” chỉ có thể nhận thức được thế giới vật chất này của chúng ta, có thể điều khiển các bộ phận trong cơ thể, có thể tư duy, xử lý các vấn đề trong cuộc sống vật chất hàng ngày. Loại “ý thức bị hạn chế” này không thể kết nối trực tiếp và nhận thức được Vũ Trụ chân thực, nó chỉ có thể nhận thức được một phần rất hữu hạn của Vũ Trụ.

Theo Eben, loại “ý thức không bị hạn chế” chỉ hiển lộ khi ý thức của con người rời khỏi thân thể trong các trạng thái đặc biệt như trải nghiệm cận tử hay thiền định sâu và không còn bị hạn chế bởi “van giảm áp lực” hay “bộ lọc” (não bộ) nữa. Khi đó, “ý thức không bị hạn chế” này có thể nhận thức được triển hiện chân thực của Vũ Trụ, có thể tiếp thu được những kiến thức về thiên nhiên, cấu tạo của Vũ Trụ vượt trên mọi hiểu biết về Vũ Trụ trong thế giới vật chất này một cách tức thì.

Eben cho biết: “Khi ở thế giới bên trên kia, tôi đã khám phá ra rằng vũ trụ này vô cùng phức tạp và bao la, vượt quá khả năng miêu tả của mọi ngôn từ, và rằng ý thức [không bị hạn chế] chính là nền tảng của mọi thứ đang tồn tại. Tôi đã hoàn toàn kết nối với nó (Vũ Trụ) đến nỗi đa phần là không hề tồn tại sự phân biệt thực sự nào giữa “tôi” và cái thế giới nơi tôi đang ở.” [3]

Vậy cái “ý thức không bị hạn chế” mà Eben đề cập đến là gì?

“Ý thức không bị hạn chế” hay “nguyên thần” chính là sinh mệnh chân chính của con người

Trung y cổ đại và Đạo gia đều cho  rằng, “tinh”, “khí”, “thần” là 3 thứ bảo bối (quý giá nhất) của sinh mệnh, gọi chung là “tam bảo” của sinh mệnh. “Tam bảo” của sinh mệnh không chỉ đại diện cho các thành phần của sinh mệnh, mà còn cho thấy tầng thứ cao thấp của nó. “Tinh” là hữu hình, “khí” và “thần” là vô hình; trong ba cái ấy, tầng thứ của “thần” là cao nhất, lạp tử là nhỏ nhất, năng lượng lớn nhất, là cái điều phối thật sự của sinh mệnh con người.

Cuốn “Hoàng Đế nội kinh” cho biết: “Thất thần giả tử, đắc thần giả sinh dã”, nghĩa là: Người mất thần thì chết, có thần thì còn sống. Nguyên thần là thứ nhất định phải có trong cấu thành kiện toàn của sinh mệnh con người.

Ông Lý Hồng Chí, trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp đã nói rõ:

“Bởi vì sinh mệnh chân chính của một cá nhân là nguyên thần”. [4]

Như vậy, có thể nói sinh mệnh chân chính của mỗi cá nhân chính là nguyên thần, là “ý thức không bị hạn chế” hay bị giới hạn bởi bộ não và thân xác thịt của con người. Nó tồn tại ở một không gian khác và không thể nhìn được bằng cặp mắt thịt của con người.

mục đích của sinh mệnh
Sinh mệnh chân chính của con người là nguyên thần (ảnh minh họa agsandrew/Shutterstock)

Vậy sinh mệnh chân chính – nguyên thần – của mỗi cá nhân đến từ đâu?

Sinh mệnh chân chính của con người đến từ Vũ Trụ

Khi nguyên thần – “ý thức không bị hạn chế” – của bác sĩ Eben Alexander đang du ngoạn trong trải nghiệm cận tử, ông cảm thấy vùng đất trên thiên giới rất quen thuộc, như ông đã từng sống ở đó. Ông cảm thấy hân hoan khi trở về nhà: “ Nó là trái đất… nhưng đồng thời không lại không là trái đất. Giống như khi bố mẹ bạn đưa bản trở lại nơi bạn đã sống từ khi còn rất nhỏ. Nơi đó hoàn toàn xa lạ với bạn. Hay ít ra là bạn nghĩ thế. Nhưng rồi khi bạn nhìn xung quanh, có thứ gì đó níu lấy bạn, rồi bạn nhận ra đó là một phần bên trong mình – một phần ở rất, rất sâu – vẫn còn nhớ được nơi này, và hân hoan khi được quay trở lại nơi đây”. [2]

Eben cũng cảm nhận được chủ nguyên thần của ông có kết nối một cách sâu sắc với Vũ Trụ: “chúng ta – mỗi chúng ta – đều kết nối một cách sâu đậm và không thể tách rời với vũ trụ rộng lớn hơn. Đó mới chính là ngôi nhà thật sự của chúng ta, và suy nghĩ rằng thế giới vật chất này là tất cả những gì quan trọng chẳng khác nào tự nhốt mình vào một cái tủ nhỏ rồi tưởng tượng rằng chẳng còn gì khác ở bên ngoài kia nữa”. [3]

Vậy, vì lý do gì mà Eben cảm thấy “ý thức không bị hạn chế” của mình rất quen thuộc với những thiên giới trong Vũ Trụ?

Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, ông Lý Hồng Chí giảng:

“Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ.” [5]

Theo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và một số tôn giáo khác, Đức Chúa Trời dựa vào hình dáng của bản thân mình, dùng “bùn đất” mà tạo ra Adam – người đàn ông đầu tiên – và thổi hơi vào để truyền sự sống cho Adam. Sau đó, Thiên Chúa tạo ra Eva – người phụ nữ đầu tiên từ xương sườn của Adam.

mục đích của sinh mệnh
Bức “Chúa trời tạo ra Adam” (Ảnh: Wikipedia)

Trong truyền thuyết cổ đại Trung Hoa, thần Nữ Oa là người sáng tạo ra con người dựa trên hình dáng của bản thân mình. Bà lấy “đất” để đắp lên hình người và thổi dương khí vào để tạo ra những người đàn ông và đàn bà đầu tiên trên Trái Đất.

Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp cũng giảng:

“…Bởi vì con người là do Thần chiểu theo hình dáng tự mình để tạo ra” [6]

“Các dân tộc khác nhau là do các vị Thần khác nhau tạo nên. Đối với con người mà nói, Thần tạo nên họ chính là thượng đế của họ. Đây là chỉ thân thể con người, kỳ thực nguyên thần của con người lại có nguồn gốc khác.”  [7]

“Chúng Thần tạo ra con người là [theo] Sáng Thế Chủ sai phái, bảo chư Thần khác nhau chiểu theo hình dạng bản thân mà tạo ra con người hình dáng khác nhau; cho nên có chủng người da trắng, có chủng người da vàng, có chủng người da đen, và các chủng tộc [khác]; đó chỉ là ngoại hình khác nhau; sinh mệnh bên trong là Sáng Thế Chủ cấp cho; thế nên đều có chung giá trị quan.” [25]

Như vậy, có thể thấy rằng, hình dáng của con người trên Trái Đất là do Thần mô phỏng lại hình dáng của mình tạo ra. Thứ “bùn đất” mà Thiên Chúa hay thần Nữ Oa sử dụng để tạo ra thân xác thịt của con người cũng không phải là bùn và đất ở trên mặt đất hiện nay. “Bùn đất” được Thần sử dụng là các vật chất được cấu tạo từ phân tử trong thế giới này của con người.

Còn nguyên thần của con người – sinh mệnh tối nguyên sơ chân chính của mỗi cá nhân – là đến từ Vũ Trụ. Mỗi khi một cá nhân sinh ra trên Trái Đất, nguyên thần sẽ chuyển sinh vào thân xác thịt đó. Khi cá nhân này chết đi, thân xác thịt bị hủy hoại, nguyên thần sẽ rời đi và chờ chuyển sinh vào kiếp sống mới. Đó có lẽ là nguyên nhân tại sao trong từ nguyên thần của con người có chữ “thần”.

Đây cũng có lẽ là lý do tại sao bác sĩ Eben Alexander cảm thấy vùng thiên giới rất quen thuộc và gần gũi với ông trong trải nghiệm cận tử.

Với một người bình thường, nguyên thần của họ luôn bị hạn chế bới xác thịt và não bộ vật chất cũng như các quan niệm sống và tri thức được dạy ở trường lớp. Chỉ khi người tu luyện đạt được trạng thái khai ngộ hoặc một người rơi vào trạng thái cận tử, ý thức của họ mới không bị hạn chế và trở về với đặc tính nguyên sơ, chân chính của nguyên thần.

mục đích của sinh mệnh
Sinh mệnh chân chính của con người đến từ Vũ Trụ (ảnh: patrice6000/Shutterstock)

Quy luật sinh, lão, bệnh, tử của con người và thành, trụ, hoại, diệt của Vũ Trụ

Đến xuân Nhâm Dần 2022, virus viêm phổi Vũ Hán đã khiến cho ít nhất 385 triệu người trên nhiễm bệnh và cướp đi sinh mạng của ít nhất 5,7 triệu người. Hiện vẫn có trên 10.000 người thiệt mạng vì chủng virus này mỗi ngày trên thế giới.

Ngày 1/9/2021, tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) – Liên Hợp Quốc (LHQ), đã đưa ra cảnh báo rất đáng lo ngại rằng thiên tai ngày càng khốc liệt và thường xuyên trên toàn cầu. Số lượng các thảm họa thiên nhiên đã tăng gấp 5 lần trong nửa thế kỷ qua và gây thiệt hại gấp 7 lần so với những năm 1970. [8]

Năm 2019, Hội nghị chuyên gia Liên hợp quốc về Nền tảng Chính sách và Khoa học liên Chính phủ về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES) công bố báo cáo 1.700 trang cho thấy đa dạng sinh học của Trái Đất đang bị hủy diệt với tốc độ khủng khiếp và lời cảnh báo đáng sợ: Trái Đất đang đối diện nguy cơ hủy diệt hoàn toàn sự sống lần thứ 6. [9]

Dường như Trái Đất và Nhân loại sẽ không tránh khỏi một thảm họa diệt vong trong tương lai. Nguyên nhân của sự diệt vong chính là sự xuống dốc của đạo đức nhân loại. Do con người sống trên trái đất, ý thức của họ bị bộ não và thân người – những chiếc van giảm áp lực – hạn chế. Vì vậy, con người sống trong mê, không nhận thức được triển hiện chân thực của Vũ Trụ, dẫn đến các hành vi ngày càng rời xa chuẩn mực đạo đức của con người. [10]

quan toa su that 1

Chúng ta đã biết rằng mỗi cơ thể người là một tiểu Vũ Trụ, là một bộ phận hữu cơ, đối xứng và đồng nhất với Vũ Trụ lớn; có cùng bản thể vật lý – tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với Vũ Trụ lớn. [11]

Các nhà khoa học cũng nhìn nhận rằng Vũ Trụ lớn giống như một bức toàn ảnh (hologram) vĩ đại, mọi thành phần của Vũ Trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau (interconnectedness) và ngược lại, toàn Vũ Trụ hiện hữu trong mỗi bộ phận (“whole in every part”) như Trái Đất, con người. [11]

Như vậy, mỗi thay đổi ở con người hay Trái Đất đều liên thông, ảnh hưởng tới Vũ Trụ này. Nghĩa là, sự diệt vong của Nhân loại và Trái Đất sẽ rất có thể sẽ liên quan đến đến sự diệt vong của Vũ Trụ.

Ngày nay, các nhà thiên văn học liên tục phát hiện ra những biến đổi kinh thiên động địa của Vũ Trụ. Họ cũng cho rằng sự giãn nở liên tục của Vũ Trụ sẽ dẫn đến viễn cảnh Vũ Trụ sẽ sụp đổ giống như quả bóng bay bị bơm căng liên tục. [12]

Trong cuốn Muôn kiếp nhân sinh, Giáo sư John Vu cho rằng giống như con người có sinh, lão, bệnh, tử, nền văn minh của Nhân loại, Địa cầu và Vũ Trụ cũng tuân theo quy luật vận động của vật chất là thành, trụ, hoại diệt. Đây cũng là quan điểm của nhiều pháp môn tu luyện nhận thức về Vũ Trụ. Giáo sư John Vu cho rằng nền văn minh Nhân loại lần này, sự tồn tại của Trái Đất cầu đang ở trong giai đoạn cuối cùng – diệt.

Vậy phải chăng Vũ Trụ cũng đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ thành, trụ, hoại, diệt? [1, 13]

Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã tiết lộ nhiều Thiên cơ về quy luật sinh tồn của Vũ Trụ và của con người trong bài viết “Vì sao có nhân loại“:

“Người ta chết [thì] chỉ là thân thể bề mặt hư hoại lão hóa, chứ nguyên thần của người ta (‘cái tôi’3 thật sự không có chết) sẽ chuyển sinh vào đời sau. Vũ trụ có thành-trụ-hoại-diệt, con người có sinh-lão-bệnh-tử, [ấy] là quy luật của vũ trụ; Thần cũng có quá trình như thế, chỉ là rất lâu dài; Thần càng to lớn thì càng lâu dài. Sinh tử của họ không có thống khổ, hơn nữa [trong] quá trình đều là thanh tỉnh, tựa như thay chiếc áo ngoài. Nên cũng nói sinh mệnh ở tình huống thông thường là sẽ không chết đi. Nhưng vũ trụ, thiên thể vào giai đoạn cuối cùng của thành-trụ-hoại-diệt mà giải thể rồi, [thì các] sinh mệnh không tồn tại chuyển sinh nữa, hết thảy các sinh mệnh và vật thể đều vô tồn, hóa thành bụi, hết thảy về ‘không’. Hiện nay thế gian con người chính đang diễn ra quá trình cuối cùng “diệt” của thành-trụ-hoại-diệt [đó]. Hết thảy mọi thứ mạt hậu đều sẽ biến thành bất hảo, cho nên mới có ‘diệt’; vì thế xã hội bây giờ mới loạn thế này. Người ta không có thiện niệm, loạn tính, tâm lý biến thái, những thứ độc hại tràn lan, không tín Thần, và những loạn tượng [khác] nảy sinh khắp cả; đó là điều tất nhiên của thiên thể lúc mạt hậu, chính là đã tới thời đó rồi! ” [25]

Nghĩa là, khi Vũ Trụ vào trạng thái “diệt”, toàn bộ sinh mệnh trong toàn Vũ Trụ, kể cả các nguyên thần của con người, các sinh mệnh và chúng Thần ở thế giới khác nhau trong Vũ Trụ cũng bị tiêu huỷ hoàn toàn. Đó là viễn cảnh vô cùng đáng sợ.

Mục đích chân chính của sinh mệnh đời người là gì? 

cai toi va hieu biet 1Các nghiên cứu cho thấy, những văn tự cổ nổi tiếng như Tiên tri của người Maya [15], cuốn sách Các Thế Kỷ của Nostradamus [16], tiên tri của người Hopi [17], Cách Am Di Lục của Triều Tiên [18], Thánh Kinh Khải Huyền [19] của phương Tây, Thôi Bối Đồ [20], Thôi Bi Đồ [21], Lưu Bá Ôn bia ký [22], Thiêu Bính Ca [23], Mã Tiền Khóa [24]… của Trung Quốc đều đề cập đến một lời tiên tri kinh ngạc nhất và cũng là lời tiên tri cuối cùng: đó là khi lịch sử Nhân loại đi đến trang cuối cùng như đã dự liệu, khi đạo đức Nhân loại đã cực kỳ bại hoại, các tôn giáo và tín ngưỡng đều đã ở thời kỳ mạt pháp, sẽ có một Thánh Nhân đến truyền đại Đạo – chân Pháp của Vũ Trụ và cứu độ con người sang Trái Đất mới và Vũ Trụ mới.

Mặc dù thực tế có một số biển đổi so với các tiên tri, nhưng các tiên tri đều có một điểm giống nhau đó là những người tu luyện hoặc ủng hộ chân Pháp của Vũ Trụ sẽ được cứu độ sang Trái Đất mới và Vũ Trụ mới. Những người phỉ báng chân Pháp của Vũ Trụ, bức hại tín đồ của Thánh Nhân sẽ bị đào thải, tiêu hủy vĩnh viễn cùng Trái Đất cũ và Vũ Trụ cũ.

Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, là mưu thần khai quốc của Chu Nguyên Chương, thái tổ nhà Minh, người để lại 3 dự ngôn là Thôi Bi Đồ, Lưu Bá Ôn bia kýThiêu Bính Ca. Trong Thiêu Bính Ca, Lưu Bá Ôn còn có một đoạn đối đáp với Hoàng Đế, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương như sau:

“Hoàng Đế hỏi: Khanh nói gì về Đạo thời đó?

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp.” [21]

Theo Lưu Bá Ôn, vào lúc sắp kết thúc của Vũ Trụ, vô số Phật, Bồ Tát, La Hán, vô số Đạo, Chân Nhân khắp Trời (Vũ Trụ), đều thấy trước rằng không thể thoát khỏi kiếp nạn này. Họ cũng biết được rằng một Thánh Nhân, Phật Di Lặc – vị Phật tương lai – sẽ hạ xuống nhân gian hồng truyền đại Đạo – Đại Pháp chân chính của Vũ Trụ để cứu độ hết thảy sinh mệnh ở các tầng thứ Vũ Trụ khác nhau sang Vũ Trụ mới.

Do đó các vị Thần đều chấp nhận rời bỏ thiên quốc của mình, chuyển sinh đến thế gian con người, dùng thân người để chờ đợi Pháp của Vũ Trụ. Chờ đợi có cơ hội được tu luyện, đồng hóa với Pháp, rồi quay về thiên quốc của mình, đưa chúng sinh của mình sang Vũ Trụ mới. “Thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”, bất kể là ai, nếu không gặp được con đường tu luyện chân Pháp được so sánh là quý như vàng (con đường Kim Tuyến) này, thì đều không thể thoát khỏi trường kiếp nạn, đều không thể quay trở về thiên giới. Cũng chính vì vậy, thế giới thiên quốc của họ cũng bị đào thải theo Vũ Trụ cũ.

Như vậy, có thể lý giải rằng nguyên thần chân chính của con người thế gian hiện nay đều là chư Thần trên thiên giới đầu thai xuống Trái đất. Và mục đích chân chính của sinh mệnh đời người trong luân hồi là đó là chờ đợi Pháp của Vũ Trụ khai truyền, để tu luyện và đồng hóa với Pháp, trở về bản tính tiên thiên ban đầu của nguyên thần (phản bổn quy chân). Những người tu luyện, sau khi viên mãn sẽ mang Pháp của Vũ Trụ và quay trở về thế giới của họ để cứu thế giới của bản thân họ sang Vũ Trụ mới.

Chờ đợi Pháp của Vũ trụ, tu luyện, đồng hóa với Pháp của Vũ Trụ để quay trở về cứu thế giới ban đầu trước khi đến thế gian con người mới là mục đích chân chính của sinh mệnh đời người trong khi luân hồi.

phap chinh nhan gian image
Kinh Phật truyền rằng, khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, sau khi trải qua kiếp nạn của thời mạt pháp, Nhân loại, Trái Đất và Vũ Trụ sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp (ảnh: shenyun.org)

Ông Lý Hồng Chí, cũng đã tiết lộ Thiên cơ về mục đích tồn tại của sinh mệnh con người trong bài viết “Vì sao có nhân loại“:

“Vậy hỏi tại sao Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần tạo người nơi hoàn cảnh thấp và ác liệt như thế? Vì nơi đây là tầng thấp nhất của vũ trụ, là nơi khổ nhất; khổ mới có thể tu luyện, khổ mới có thể tiêu tội nghiệp. Trong khổ [ấy] người có thể bảo trì thiện lương, còn biết tri ân, làm một người tốt, [thì] đó chính là đề cao bản thân. Ngoài ra cứu độ là quá trình từ dưới lên trên, ắt phải bắt đầu từ tầng thấp nhất. Sinh mệnh ở đây sống là khổ thế, giữa người với người sẽ có xung đột lợi ích; hoàn cảnh tự nhiên là ác liệt thế, người ta vì sinh tồn sẽ phải hao tâm mệt sức, v.v; đều có thể cấp cho người ta cơ hội đề cao và tiêu nghiệp. Khổ có thể tiêu tội nghiệp, đó là nhất định; trong thống khổ và mâu thuẫn, người còn có thể bảo trì thiện lương thì sẽ tích công đức, từ đó sinh mệnh đạt được thăng hoa.

Đến lúc cận đại khi Sáng Thế Chủ cần dùng thân thể người để cứu độ chúng sinh vũ trụ, thì đa số sinh mệnh vốn có trong thân thể người bị “Thần” chuyển sinh thành người thay thế. Bởi vì thân thể người có thể trong khổ mà tiêu tội nghiệp, đồng thời trong [hoàn cảnh] không có chính lý, [mà] có thể kiên trì giữ được chính lý mà Thần bảo, cũng có thể bảo trì thiện lương thì sẽ đạt được đề cao của sinh mệnh. Mạt hậu tới rồi, cổng trời nơi Tam giới đã mở rồi, Sáng Thế Chủ đã đang lựa chọn loại người này [để] cứu độ.” [25]

“…Vì để giải cứu thiên vũ, Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần, chúng Chủ hạ thế xuống hoàn cảnh này làm người, chịu khổ, đề cao, tiêu tội, trùng tân tái tạo lại tự mình, từ đó quay về thiên đường. (Là vì khi Sáng Thế Chủ cứu người thì cũng đồng thời trùng tân tạo vũ trụ) thiên vũ mới là tuyệt đối thuần tịnh và tốt đẹp; trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận, tiến hóa luận, vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời trong quá trình này cũng có thể tiêu tội nghiệp; hết thảy đều là để cứu người trở về thế giới thiên quốc.” [25]

Cho đến hôm nay, hiểu biết của con người đối với sinh mệnh chân chính và mục đích của sinh mệnh đời người vẫn vô cùng hạn chế. Những kiến giải phía trên có thể sẽ gây sửng sốt hoặc quá huyền hoặc với một số người. Nhưng con người và Trái Đất là vô cùng nhỏ bé trong Vũ Trụ, những gì chúng ta không tin tưởng không nhất định là không đúng đắn. Khi chúng ta rũ bỏ quan niệm và định kiến, tiếp thu những kiến giải mới với tấm lòng cởi mở và chân thành, trí huệ của chúng ta sẽ trở lên rộng lớn hơn với những kiến thức mới, tầm nhìn và tư duy mới.

  • Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Thiện Tâm 

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

[1] Muôn Kiếp Nhân Sinh – Tập 2,  Nguyên Phong, NXB Tổng hợp TP.HCM, 5/5/2021

[2] Chứng cứ về thiên đường’: BS phẫu thuật não kể lại trải nghiệm 7 ngày não ngưng hoạt động, TTVN, 16/8/2017

[3] Chứng cứ về thiên đường’ – P2: Ý thức tồn tại độc lập với cơ thể, TTVN, 21/8/2017

[4] Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 6, Lý Hồng Chí, 12/1994

[5] Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 1, Lý Hồng Chí, 12/1994

[6] Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003], Lý Hồng Chí, 21/7/2003

[7] Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996], Lý Hồng Chí, 12/10/1996

[8] Thiên tai ngày càng khốc liệt và thường xuyên trên toàn cầu, CAND. 2/9/2021

[9] Báo cáo LHQ 2019: Sự sống trên Trái đất có nguy cơ hủy diệt hoàn toàn, TTVN, 30/06/2019

[10] Vì sao Phật giảng con người sống trong mê – giải thích bằng khoa học nhân thể, TTVN, 25/10/2020

[11] Vì sao có thể nói “cơ thể người là một tiểu vũ trụ”?, TTVN, 28/2/2019

[12] Vũ trụ đang trải qua những thay đổi kinh thiên động địa, TTVN, 11/12/2019

[13] Muôn Kiếp Nhân Sinh – Tập 1,  Nguyên Phong, NXB Tổng hợp TP.HCM, 21/5/2020

[14] Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 5, Lý Hồng Chí, 12/1994

[15] Tạm biệt Maya, Chánh Kiến Net, 21/12/2012

[16] Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (1): «Các Thế Kỷ» của Nostradamus. Chánh Kiến Net, 3/4/2011

[17] Lời tiên tri của người Hopi (Phần 1), Chánh Kiến Net, 14/9/2010

[18] “Cách Am Di Lục” toàn giải: Lời nói đầu, Chánh Kiến Net, 2002

[19]  Chính giải “Thánh Kinh Khải Huyền”: Lời mở đầu, Chánh Kiến Net, 22/11/2011

[20] Loạt bài: Tân toàn giải dịch “Thôi Bối Đồ”, Chánh Kiến Net, 7/3/2021

[21] Dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn tiên tri về sự kiện trọng đại ngày hôm nay (I), Chánh Kiến Net, 22/4/2011

[22] Giải thích bia ký của Lưu Bá Ôn, Chánh Kiến Net,  4/7/2020

[23] Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (8): «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn,  Chánh Kiến Net, 1/2/2012

[24]  Giải tiên tri «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng, Chánh Kiến Net,  3/5/2012

Bình Luận