Mặc dù Huawei tại Mỹ và châu Âu bị chỉ trích là mối đe dọa an ninh tiềm tàng, nhưng việc bị Mỹ, châu Âu và Úc tẩy chay không khiến ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc này quá bận tâm. Hiện nay, họ đang đầy khí thế thâm nhập thị trường Trung Đông, tận hưởng kỳ trăng mật kéo dài tại các nước vùng Vịnh giàu có tài nguyên dầu khí này.

bảo tồn di sản
Dubai vào thời điểm mặt trời mọc. (Ảnh: Shutterstock)

Huawei được chào đón tại Trung Đông

Nguồn tin ngày 25/2 của hãng tin AFP (Pháp) chỉ ra, các nước vùng Vịnh Ả Rập dù là đối tác chiến lược của Washington nhưng vẫn đang thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế, đi cùng nhu cầu công nghệ ngày càng gia tăng khiến họ đang thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong lĩnh vực này.

Những năm gần đây hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc đã gặp nhiều thách thức do những lệnh trừng phạt của Mỹ, vì quan điểm của Washington là Huawei có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc nên Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của họ để thực hiện các hoạt động gián điệp, mặc dù Huawei phủ nhận những cáo buộc này.

Anh và Thụy Điển đã cấm sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G của họ, còn Pháp cũng áp đặt các hạn chế.

Nhưng các nước Vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không chỉ chọn Huawei để phát triển mạng 5G, còn hợp tác với Huawei để khai phá “thành phố thông minh”. Các đặc tính là sở trường của Huawei rất được các nước vùng Vịnh xem trọng như thúc đẩy dịch vụ kỹ thuật số và giám sát an ninh, vì phục vụ hoạt động giám sát dân chúng.

Camille Lons thuộc tổ chức tư vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies) cho biết: “So với các nước phương Tây, việc sử dụng công nghệ giám sát dân số ở các nước vùng Vịnh gần gũi với Trung Quốc hơn.”

Bà nói với phóng viên AFP rằng những lo ngại ở Mỹ và châu Âu đối với Huawei là “không có sức thuyết phục” tại Trung Đông.

Giảm thiểu “áp lực chính trị”

Mặc dù ‘gã khổng lồ’ viễn thông Huawei vẫn luôn có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực vùng Vịnh từ những năm 1990 đến nay, nhưng các giao dịch của họ trong những năm gần đây đã tăng lên gấp bội.  

Tháng Một năm nay, Ả Rập Xê-út thông báo sẽ mở cửa hàng Huawei lớn nhất bên ngoài Trung Quốc nằm tại Riyadh. Sau đó vài tháng, công ty này đã đạt được thỏa thuận với Ả Rập Xê-út và trong phát triển trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực công và tư nhân.

Mùa hè năm ngoái, công ty đầu tư Batic của Ả Rập Xê-út đã đạt được thỏa thuận cùng Huawei thực hiện dự án “thành phố thông minh” tại Vương quốc Ả Rập Xê-út, hiện nay Huawei là đối tác chính của dự án “Thành phố công nghiệp thông minh Yanbu” (Yanbu Smart Industrial City) tại Biển Đỏ.

Huawei còn có được quyền khai thác phát triển ứng dụng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để hỗ trợ những người hành hương Hồi giáo đến thăm hai địa điểm thiêng liêng nhất của đạo Hồi: Mecca và Medina.

Trả lời phóng viên AFP, người đứng đầu khu vực Trung Đông của Huawei tại trụ sở chính của Huawei ở Dubai, ông Charles Yang cho biết: “Bằng cách giành được sự tin tưởng của các đối tác ở Trung Đông, chúng tôi đã có thể giảm bớt các áp lực chính trị bên ngoài mà Mỹ theo đuổi.”

Tại tiểu vương quốc công nghệ cao Dubai (một trong bảy tiểu bang hình thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), Huawei đã khởi động  dự án từ lưu trữ dữ liệu đến dịch vụ thanh toán trực tuyến mạng lưới giao thông công cộng.

Năm ngoái hãng hàng không Emirates lớn nhất Trung Đông có trụ sở tại Dubai, đã chọn Huawei để giúp xây dựng một trung tâm nhằm cải thiện khả năng giám sát và an ninh của công ty. Người phát ngôn của Emirates từ chối nói rõ chi tiết về bản chất đích thực của công nghệ này, nhưng cho biết “giải pháp này chủ yếu được sử dụng cho an toàn và an ninh công cộng trong phạm vi toàn cầu.”

“Rủi ro” của người Mỹ

Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính ở vùng Vịnh. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, năm 2019 thương mại của Trung Quốc với Ả Rập Xê-út (nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới) đạt xấp xỉ 36,4 tỷ USD, trong khi thương mại với Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất vượt 50 tỷ USD.

Người đứng đầu khu vực Trung Đông của Huawei là Charles Young cho biết: “Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã trở thành trụ cột chính trong chiến lược chuyển đổi (tại các nước vùng Vịnh).”

Sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xem Huawei là một phần của cuộc đối đầu thương mại và công nghệ Trung-Mỹ đang gia tăng, trong tháng này Huawei cho biết họ hy vọng sẽ khởi động lại với Washington.

Nhưng chuyên gia Lons của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cảnh báo rằng tuần trăng mật không có gì che giấu của Huawei với khu vực vùng Vịnh có thể là lo ngại về an ninh đối với Mỹ. Bà cho hay khu vực này có các căn cứ quân sự của Mỹ, các nước vùng Vịnh là “những khách hàng chính mua thiết bị quân sự của Mỹ”. Có thể tồn tại những lo ngại về “nguy cơ thông tin hoặc công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ bị theo dõi và chuyển giao cho Trung Quốc.”

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: