Tờ Global Times của Trung Quốc hôm 15/2 vừa qua tiết lộ rằng giới chức trách đã bắt giữ 70 người liên quan đến 21 trường hợp bị cáo buộc bán các loại vắc-xin virus corona Trung Quốc giả, trong đó có một nghi phạm được cho là đã kiếm gần 3 triệu USD.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: ungvar/Shutterstock)

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có một “thành tích” tệ hại khi phân phối vắc-xin lỗi, giả mạo hoặc không sử dụng được, bao gồm nhiều loại vắc-xin được sử dụng trong nhi khoa. Hầu hết các trường hợp có liên quan đến những công ty hoặc nhân viên y tế giảm liều vắc-xin, khiến những người được tiêm bị suy giảm miễn dịch. Vụ vắc-xin giả nổi tiếng nhất diễn ra vào năm 2018 sau khi cảnh sát tiết lộ bằng chứng cho thấy một công ty dược phẩm lớn, có tên là Changchun Changsheng Bio-technology, đã sử dụng gần 1 triệu liều vắc-xin lỗi, làm cho gần 1 triệu trẻ em mắc bệnh bạch hầu, ho gà, và uốn ván, cùng một số các bệnh khác.

Trong tiết lộ có nêu rằng các nhóm bất chính đã phân phối vắc-xin virus corona giả, qua đó giáng một đòn nữa vào “danh tiếng” của Trung Quốc với tư cách là nhà phát triển vắc-xin do sự phản kháng đến từ công dân Trung Quốc trong năm nay đối với việc sử dụng vắc-xin cúm hàng năm của họ; nhu cầu đối với vắc-xin giảm mạnh do hậu quả của đại dịch virus corona.

Tờ Global Times đưa tin hôm 15/2 vừa qua, trong đó trích dẫn tin từ hãng thông tấn lớn nhất Trung Quốc Tân Hoa xã, rằng các quan chức thực thi pháp luật sẽ “trấn áp” các nỗ lực phạm tội nhằm trục lợi từ vắc-xin virus corona giả, mặc dù vào thời điểm họ đưa ra thông báo, những kẻ tội phạm đã được cho là thu về hàng triệu USD.

“Tính đến hôm thứ Tư, 70 nghi phạm hình sự đã bị bắt giữ trong 21 trường hợp liên quan đến vắc-xin, viện kiểm sát cho biết trong một thông báo công khai, trong đó yêu cầu tất cả các bộ phận liên quan trên toàn quốc kiềm chế tội phạm trong một chiến dịch chung của quốc gia,” tờ Global Times đưa tin. “Theo một trường hợp được tiết lộ trong thông báo, một nghi phạm, họ Kong, cùng với các cộng sự của mình đã bán khoảng 58.000 liều vắc xin COVID-19 [virus corona Trung Quốc] giả, thu lợi 18 triệu nhân dân tệ (2,78 triệu USD).”

Thủ đoạn của Kong được cho là tinh vi nhất, bị phát hiện vào thời điểm cấp bách, trong đó thu lợi bằng cách tiêm nước muối hoặc nước khoáng vào người, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe nhưng cũng không ảnh hưởng đến khả năng nhiễm virus corona Trung Quốc của một cá nhân. Kong và những người khác được cho là đã tổ chức các sự kiện “tiêm chủng hàng loạt”, nơi họ bán vắc-xin giả của mình và rõ ràng không bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiệp.

Tờ Global Times đưa tin vụ bắt giữ những người được coi là thủ phạm chính trong âm mưu diễn ra vào tháng 11 và tháng 12/2020. Tờ này không giải thích tại sao các nhà chức trách phải chờ đợi tận 2 tháng mới cảnh báo cho công chúng.

Giới chức trách ám chỉ rằng một số “liều” nước muối đã được buôn lậu ra nước ngoài, nhưng không nêu chi tiết. Vẫn chưa rõ liệu các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng có phải là những người đã ký hợp đồng với ĐCSTQ để mua “Coronavac” hay không và liệu các nhà chức trách của họ có biết về tình hình hay không.

Tờ Tân Hoa xã đã đưa ra một thông báo tương tự vào đầu tháng 2/2021 liên quan đến vụ bắt giữ 80 người cũng bán ống tiêm nước muối làm vắc-xin virus corona. Vì báo cáo vào thời điểm đó không nêu tên bất kỳ ai trong số những người bị bắt giữ, nên không rõ những cá nhân này có thuộc cùng một nhóm lừa đảo như những gì được tiết lộ hôm 15/2 hay không. Hầu hết 3.000 liều vắc-xin giả bị cáo buộc được phân phối trong âm mưu trước đó đã lan truyền qua bờ biển phía đông của quốc gia, đáng chú ý nhất là ở Bắc Kinh; báo cáo hôm 15/2 cho rằng các liều vắc-xin giả đã được chuyển đến tận Hồng Kông.

Việc sử dụng nước muối trong ống tiêm tái hiện các thủ đoạn liên quan đến vụ bê bối Changsheng Biotech hồi năm 2018. Trong vụ việc đó, các nhà chức trách tiết lộ rằng công ty đã bán vắc-xin giảm liều “như thật” cho các bậc cha mẹ. Changsheng cũng sản xuất vắc-xin không đảm bảo chất lượng cho các bệnh như bệnh dại và bán chúng như những sản phẩm y tế hợp pháp. Công ty đã làm giả hồ sơ sản xuất để khiến các cơ quan quản lý dược phẩm của chính phủ không biết về việc phân phối vắc-xin lỗi.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ 15 giám đốc điều hành cấp cao nhất của công ty và ra lệnh “điều tra kỹ lưỡng” về việc phân phối vắc-xin giả hoặc lỗi, nhưng sau đó các bậc cha mẹ đã rất phẫn nộ về việc con cái của họ bị nhiễm bệnh tật một cách không đáng. Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc, bao gồm một vụ bạo lực nổi bật diễn ra vào tháng 1/2019, trong đó một nhóm phụ huynh phẫn nộ đã tấn công một quan chức ĐCSTQ trên đường phố ở tỉnh Giang Tô. Cảnh sát liên quan đến vụ việc xuất hiện trong đoạn video dường như không làm gì nhiều để ngăn chặn vụ tấn công.

Ngay sau khi các chi tiết về vụ bê bối Changsheng nổi lên, các nhà chức trách đã tiết lộ thêm một vụ việc làm giả vắc-xin khác. Cảnh sát cho biết đã xác định được một y tá ở thành phố Thạch Gia Trang, miền bắc Trung Quốc, vào tháng 2/2019, bị buộc tội giảm liều vắc-xin một cách có hệ thống tại phòng khám địa phương của mình để làm cho mỗi liều kéo dài hơn, nhằm tiết kiệm tiền cho phòng khám.

Giữa đại dịch virus corona ở Trung Quốc vào năm 2020, người dân thành phố Lan Châu, phía tây bắc Trung Quốc, đã buộc phải đối mặt với một vụ bê bối vắc-xin khác: Nhà máy dược phẩm sinh học Lan Châu tại địa phương đã sử dụng các sản phẩm khử trùng hết hạn để giữ cho cơ sở của họ sạch sẽ, dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh có khả năng lây nhiễm cao brucellosis trên toàn thành phố. Brucella, loại vi khuẩn gây ra đợt bùng phát, có thể làm nhiễm bệnh cho người qua không khí, cũng làm cho đợt bùng phát trở nên khó ngăn chặn.

Dịch bệnh ở Lan Châu đã ảnh hưởng đến hơn 3.000 người.

Tờ South China Morning Post (SCMP) hồi tháng 9/2020 tiết lộ rằng, sau nhiều năm nguy cơ về sức khỏe xuất hiện một cách rõ rệt do hành vi phạm tội của các công ty dược phẩm, công dân Trung Quốc ngày càng nói không với vắc-xin cúm, qua đó làm giảm đáng kể nhu cầu tiêm chủng.

“Trong khi Trung Quốc có khả năng tăng nguồn cung vắc-xin cúm, nhu cầu công cộng vẫn ở mức thấp do thiếu lòng tin, thiếu nhận thức cộng đồng, khả năng tiếp cận kém cũng như vấn đề về chi phí,” Huang Yanzhong, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết trên tờ SCMP.

Theo Breitbart,

Phan Anh

Xem thêm: