Có lẽ không ít người trong chúng ta gần đây cảm thấy rằng thời gian đang trôi đi rất nhanh, một ngày chưa làm được mấy việc thì trời đã tối rồi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể đến từ việc Trái Đất đang quay nhanh hơn rất nhiều so với trước kia.

thời gian
(Ảnh minh họa: danm12/Shutterstock)

Tốc độ quay của Trái Đất tăng lên đang là một chủ đề nóng thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Theo các nghiên cứu, hành tinh của chúng ta đã bắt đầu quay nhanh hơn. Năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự khác biệt về tốc độ một vòng quay của Trái Đất khi so sánh với thời gian lưu giữ trên đồng hồ nguyên tử.

Tốc độ vòng quay của Trái đất thay đổi có liên quan đến sự kết hợp của nhiều yếu tố như lõi Trái Đất nóng chảy, đại dương, bầu khí quyển và Mặt Trăng.

Bắt đầu từ năm 1972, để điều chỉnh sự khác biệt này, “giây nhuận (leap second)” đã được bổ sung. Để cho Trái Đất có thể bắt kịp với đồng hồ nguyên tử một cách chính xác nhất, nếu cần, một giây nhuận sẽ được thêm vào ngày 31/12 hoặc ngày 30/6 của bất kỳ năm nào. Trong nhiều năm, thông lệ này đã được áp dụng đều đặn từ 12 đến 18 tháng một lần. Trong thời gian gần đây, giây nhuận đã được ứng dụng mở rộng đến hàng năm, lần cuối cùng được thêm vào là ngày 31/12/2016.

Một thông báo gần đây cho thấy sẽ không có giây nhuận nào nữa vào tháng 6/2021, suy đoán được đưa ra rằng để thời gian được đo bằng vòng quay của Trái Đất luôn đồng bộ với đồng hồ nguyên tử, cuối cùng chúng ta có thể sẽ cần phải bắt đầu trừ đi số giây.

Mặc dù khoảng thời gian nhỏ bé này dường như không đáng kể và hệ lụy của nó là rất lớn, nhưng sự khác biệt này thực sự có tác động đến các hệ thống liên lạc vệ tinh và điều hướng, dựa vào thời gian có độ chính xác cao phù hợp với vị trí thông thường của các thiên thể. Khi một giây nhuận được thêm vào ngày 30/6/2012, một số nền tảng Internet đã gặp sự cố và các vấn đề khác cũng phát sinh với hệ điều hành được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.

Để ngăn chặn những phiền phức do sự không nhất quán này gây ra, một số quốc gia đã đề xuất loại bỏ hoàn toàn giây nhuận và chỉ dựa vào thời gian nguyên tử. Tuy nhiên, Vương quốc Anh lại phản đối cách làm như vậy, vì nó sẽ cắt đứt quan hệ với thời gian Mặt Trời truyền thống. Số phận của giây nhuận sẽ được xác định vào năm 2023.

Trên thực tế, có tồn tại một loại hiện tượng tên là Cộng hưởng Schumann (Schumann Resonances), khiến cho thời gian dường như trôi qua nhanh hơn, mặc dù chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà rất khó đo lường.

Cộng hưởng Schumann là các tần số được tạo ra bởi sóng điện từ – kết quả của các cơn giông và sét thường xuyên. Theo NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ), tại bất kỳ thời điểm nào Trái Đất đang trải qua khoảng 2000 cơn giông, tạo ra trung bình 50 tia sáng mỗi giây. Do đó, hành tinh này chìm trong sóng điện từ tần số thấp, hay còn gọi là “Cộng hưởng Schumann”.

Các tần số này cộng hưởng trong tầng điện ly, một phần tầng cao khí quyển của Trái Đất bị ion hóa do bức xạ Mặt Trời tách các ion tích điện khỏi các nguyên tử khí trung hòa. Theo cách giải thích của Interesting Engineering, sự ion hóa này cho phép tầng điện ly thu được các sóng điện từ này. Cộng hưởng Schumann có thể ảnh hưởng không chỉ đến những thay đổi trong các mùa, hoạt động của Mặt Trời và hoạt động trong môi trường từ trường của Trái Đất, mà còn ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của con người cũng như động vật.

Các tần số có thể dao động trong khoảng từ 7,83 Hz đến 33,8 Hz, nhưng trong hàng nghìn năm trường điện từ của Trái Đất có tần số xung nhịp đồng đều, hay còn gọi là “nhịp tim (heartbeat)”, xấp xỉ 7,8 chu kỳ/giây. Tuy nhiên, nhịp tim của Trái Đất bắt đầu tăng tốc vào năm 1980 và vẫn tiếp tục như vậy cho đến nay. Bởi tốc độ xung của Trái Đất ngày càng tăng lên, vậy nên chúng ta cảm thấy rằng thời gian đang tăng nhanh, 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày trước đây so với bây giờ chỉ tương đương với 16 tiếng.

Một thành viên của Diễn đàn Vật lý cho hay rằng: “Vũ trụ đang giãn nở, khoảng cách giữa các vì sao ngày càng lớn hơn. Mối quan hệ giữa các không gian, thời gian và tốc độ ánh sáng bù đắp cho điều này như thế nào? Những thay đổi về khoảng cách giữa các vì sao có thể đo lường được. Tốc độ ánh sáng là không đổi và có thể đo được. Nhưng bản thân Thời gian thì sao, những thay đổi đối với thời gian có thể đo được không? Hay đó là một nghịch lý trong chính nó? Làm cách nào để có thể đo lường được sự thay đổi tiềm ẩn của thời gian trong khi chúng đang biến đổi không ngừng?”

“Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng đo độ dài của một cây gậy đang giảm bao nhiêu thước so với cây gậy thứ hai cũng đang giảm chiều dài với cùng tốc độ như cây gậy đầu tiên, và nếu mọi thứ khác xung quanh bạn (bao gồm cả bản thân bạn) đang bị thu hẹp lại với tốc độ tương tự thì bạn sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được có một sự thay đổi như vậy”.

Theo đó, thời gian đồng hồ của chúng ta vẫn hoạt động theo giây và phút trong khoảng 24 giờ một ngày, trong khi tần số cộng hưởng Schumann gia tăng dường như khiến chúng ta cảm nhận thời gian chỉ dài bằng 2/3 so với trước đây.

Một số nhà khoa học tin rằng khi tần số xung đạt mức 13 chu kỳ/giây, Trái Đất sẽ thực sự ngừng quay. Sau đó, nó có thể đứng yên trong 3 ngày trước khi đảo ngược vòng quay của nó, và dĩ nhiên là chúng ta không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy đến sau đó.

Theo Vision Times,

Phan Anh

Xem thêm: