Microsoft chính thức công bố thông tin “Trình duyệt Internet Explorer của Microsoft chính thức ngừng hoạt động vào ngày 16/6”. Trong suốt 27 năm lịch sử của mình, trình duyệt này đã từng có thời điểm huy hoàng. Nó mang theo kỷ niệm của bao thế hệ và cuối cùng rút khỏi lịch sử.

Microsoft se khai tu Internet Explorer tu thang 62022 1
(Ảnh minh họa: Par rafapress/Shutterstock)

Từ huy hoàng đến suy tàn

Tháng 8/1995, Microsoft phát hành hệ điều hành Windows 95, lần đầu tiên giới thiệu khái niệm “cửa sổ” vào thị trường PC, đồng thời tạo ra bức màn của kỷ nguyên PC trực quan.

Là trình duyệt mặc định của Windows 95, trình duyệt Internet Explorer (IE) nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, 3 năm sau trở thành trình duyệt chiếm thị phần lớn nhất thế giới.

Năm 2001, trình duyệt IE ra mắt phiên bản 6.0 “kinh điển” nhất, và đạt đến đỉnh cao vào năm 2003. Mỗi phiên bản của trình duyệt IE đều chiếm tới 95% thị phần toàn cầu.

Đây là thời kỳ hoàng kim của IE. Nhưng “thành công cũng là kinh điển, thất bại cũng là kinh điển”, phiên bản 6.0 của trình duyệt IE đã được sử dụng trong 5 năm, và mãi đến năm 2006, Microsoft mới cập nhật IE 7, điều này cũng không có nhiều thay đổi.

Năm 2011, Microsoft tung ra IE 9, phiên bản này đã có nhiều thay đổi, nhưng quan niệm tốc độ “IE chậm” đã ăn sâu vào lòng người và không thể cứu vãn.

Năm 2015, Microsoft thông báo rằng họ đang ấp ủ một “đứa con” trình duyệt khác của mình, đó là trình duyệt Edge.

Trong thời kỳ này, các trình duyệt trên thị trường nở rộ, xuất hiện nhiều trình duyệt Chrome, Firefox, Safari, v.v. Trước sự đe dọa của các đối thủ, trình duyệt IE vẫn duy trì tiết tấu phát triển không nhanh không chậm, cho đến nay nó sắp bị khai tử. IE 11 là phiên bản cuối của trình duyệt IE của Microsoft.

27 năm lịch sử, trình duyệt IE mới chỉ được cập nhật 11 thế hệ.

Nói lời chia tay vào ngày 16/6

Trong quá trình sử dụng, những khuyết điểm của trình duyệt IE liên tục lộ ra như tốc độ chậm, phản hồi chậm, khả năng tương thích kém, hay bị “crash” (hỏng chương trình).

Các trình duyệt mới mọc lên đã đẩy nhanh “cái chết” của Internet Explorer. 

Cuối cùng vào năm 2010, phiên bản trình duyệt Google Chrome ổn định hỗ trợ 3 hệ điều hành như Windows, Linux, Mac đã được phát hành, mở đầu cho việc cư dân mạng “từ bỏ” trình duyệt IE.

Chỉ hai năm sau khi ra mắt Chrome, dữ liệu từ một công ty nghiên cứu cho thấy vào năm 2012, trình duyệt Chrome đã trở thành trình duyệt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 thị phần, tiếp theo là trình duyệt IE, chiếm khoảng 32% thị phần. Năm 2015, thị phần trình duyệt IE giảm xuống dưới 20%.

Ngày nay, theo số liệu khảo sát, thị phần IE trên toàn cầu đã giảm xuống còn dưới 2%. Và thị phần của Google Chrome vượt quá 60%.

Việc so sánh những con số này đã trở thành sự thất vọng và phàn nàn của người dùng về IE.