Liệu chúng ta có phải là nền văn minh phát triển tiên tiến nhất từng tồn tại, hay hàng chục ngàn năm về trước, tổ tiên chúng ta đã dựng nên những nền văn minh tiên tiến khác, họ không phải là người nguyên thủy hay vượn người ăn lông ở lỗ. Những thành phố chìm dưới đáy đại dương sau đây sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện thú vị về lịch sử loài người.

Những tàn tích dưới đáy đại dương ở các nơi trên thế giới đã thách thức lịch sử chính thống cũng như thuyết tiến hóa, nhưng ít nhà khoa học nào đủ dũng cảm để đào sâu nghiên cứu và phổ biến chúng.

Mặc dù hầu hết các nhà khoa học sẽ phủ nhận điều này, nhưng trong giới khoa học luôn có những người tin vào khả năng tồn tại nền văn minh cổ đại đã bị suy tàn cách đây 11.500 năm do mực nước biển đột ngột dâng cao trên Trái Đất. Trong những năm gần đây nhiều thành phố cổ đã liên tục được phát hiện cho thấy khả năng từng tồn tại những nền văn minh cổ đại và những thành phố như Atlantis.

Các nền văn hóa trên toàn thế giới đều để lại những ghi chép về các trận lũ lớn, một trong số chúng là:

  • Atrahasis (trong huyền thoại của người Sumer),
  • Sử thi Gilgamesh (truyền thuyết Babylon),
  • Kinh Thánh (của người Do Thái),
  • Kinh Thư (lịch sử cổ đại của Trung Quốc),
  • Matsya Purana và Shatapatha Brahmin (văn bản thần thánh của đạo Hindu thuộc thiên niên kỷ thứ nhất TCN),
  • Timaeus của Plato và Crizia (Hy Lạp)
  • Popul Vuh (nền văn minh Maya),
  • Sự tich hồ Ba Bể của Việt Nam và nhiều truyền thuyết khác cũng nhắc đến một trận lũ lớn thời xa xưa.

Con đường lát đá dưới biển ở đảo Bimini

Một trong những thành phố đầu tiên chìm dưới đáy biển đã được phát hiện trong vùng phụ cận đảo Bimini ở Bahamas. Tháng 9/1968, trong khi đang bơi, tiến sĩ Valentine đã vô tình nhìn thấy các con đường được lát bằng những khối đá lớn hình chữ nhật và đa giác ở dưới nước.

Những tảng đá xây dựng làm nên con đường này có chiều dài lên đến 5 mét và được điêu khắc “hoàn hảo”. Thật kỳ lạ, những tảng đá dưới nước này có sự tương đồng bí ẩn với những tảng đá ở Sacsayhuaman, một kiến trúc cổ đại hùng vĩ cách Cusco vài cây số, cao 3300 mét so với mực nước biển. Theo Tiến sĩ Valentine và những nhà nghiên cứu khác như nhà khảo cổ đại dương Robert Marx, những kiến trúc dưới nước này rõ ràng là công trình nhân tạo, và họ tin rằng chúng có nguồn gốc từ kỷ Băng Hà.

Con đường Bimini, các tảng đá ngầm dưới nước ở ngoài khơi quần đảo Bahamas đã được một số người cho là một con đường nhân tạo có niên đại khoảng từ 10.000 đến 20.000 năm tuổi. (Ảnh: the-bahamas.net)
Con đường Bimini, các tảng đá ngầm dưới nước ở ngoài khơi quần đảo Bahamas đã được một số người cho là một con đường nhân tạo có niên đại khoảng từ 10.000 đến 20.000 năm tuổi. (Ảnh: the-bahamas.net)
Ảnh quét bằng siêu âm cho thấy những kiến trúc chìm dưới nước
Ảnh quét bằng siêu âm cho thấy những kiến trúc chìm dưới nước

Những con đường bí ẩn chìm dưới nước ở bờ biển Florida

Vào năm 1969, các thủy thủ thuộc tàu ngầm Aluminaut của Mỹ đã có một phát hiện đáng kinh ngạc khác tại vùng phụ cận bờ biển Florida. Theo những gì được báo cáo, họ đã tìm thấy di tích của một thành phố chìm dưới đáy biển ở độ sâu 900 mét. Trong số những kết cấu kiến trúc bí ẩn này, họ tin rằng mình đã thấy một “đại lộ” khổng lồ dài 20 km. Theo các thủy thủ, những dấu vết của nhôm, silic và magiê oxit cũng đã được tìm thấy.

Kiến trúc chìm dưới nước ở đảo Yonaguni, Nhật Bản

Quần thể kiến trúc Yonaguni. (Ảnh: atlasobscura)
Quần thể kiến trúc Yonaguni. (Ảnh: atlasobscura)
Tượng bán thân Yonaguni. (Ảnh: dudeman)
Tượng bán thân Yonaguni. (Ảnh: dudeman)
Kim tự tháp Yonaguni. (Ảnh: Amazing ancient)
Kim tự tháp Yonaguni. (Ảnh: Amazing ancient)

Một trong những khám phá đáng kinh ngạc nhất là công trình dưới nước được tìm thấy vào năm 1987 trong vùng phụ cận đảo Yonaguni, hòn đảo già nhất thuộc quần đảo Ryu Kiu ở Nhật Bản. Kiến trúc ở Yonaguni là một công trình cự thạch được tìm thấy tại vị trí cách mặt nước 40 mét. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nó đã chỉ ra sự tồn tại một nền văn minh cổ từng cư trú ở khu vực này.

Massaki Kimura, một nhà địa chất học biển thuộc Đại học Ryu Kyu, đã nghiên cứu những kiến trúc ngầm dưới nước này trong 15 năm. Theo Kimura, các kiến trúc dưới nước này là những gì còn sót lại của một thành phố cổ có niên đại 5.000 năm.

Theo nhà khảo cổ học đại dương Sean Kingsley, thành phố chìm dưới đáy biển ở Yonaguni là thành phố tồn tại trước thời kỳ đại hồng thủy, khi phần lớn Bắc Bán cầu được bao phủ bởi các con sông băng và mực nước biển thấp hơn hiện nay.

Ảnh mô phỏng lại toàn cảnh 1 công trình nằm trong di tích Yonaguni (ảnh: Youtube)
Ảnh mô phỏng lại toàn cảnh 1 công trình khổng lồ nằm trong di tích Yonaguni (ảnh: Youtube)

Video: Lặn và tham quan di tích Yonaguni với nhà nghiên cứu Graham Hancock

Thành phố bị ngập nước ở Khambhat

Năm 2000, ở ngoài khơi bờ biển bang Gujarat, Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một kiến trúc bí ẩn giống như một thành phố chìm dưới đáy biển. Năm 2001, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ – Murli Manohar Joshi đã chính thức xác nhận khám phá này là một thành phố chìm dưới đáy biển đã bị cơn đại hồng thủy nhấn chìm.

Cùng năm, những tàn tích đồ gỗ và đồ gốm còn lại cũng được tìm thấy ở các vùng phụ cận di chỉ khảo cổ. Những hiện vật tìm thấy được xác định tuổi bằng phương pháp carbon. Theo kết quả thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tin rằng những tàn tích bí ẩn dưới đáy biển này có niên đại từ 13.000 đến 31.000 năm tuổi. Thành phố dưới nước ở Khambhat được cho là thành phố dưới nước lâu đời nhất được phát hiện cho đến ngày nay.

Thành phố khổng lồ được phát hiện trong vùng biển Ca-ri-bê

(Ảnh: Newscom.md)
(Ảnh: Newscom.md)

Vào tháng 5/2001, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc thám hiểm dưới nước với sự giúp đỡ của tàu ngầm robot ở vùng biển Ca-ri-bê, ngoài khơi bờ biển Cuba. Những thứ họ tìm thấy ở độ sâu 600 mét vượt quá tưởng tượng ban đầu. Một quần thể rộng hơn 20 km vuông bao gồm các kiến trúc, kim tự tháp và các tòa nhà nhân tạo. Đó là một công trình phức hợp dưới nước khổng lồ mà theo khảo cổ học chính thống và các nhà nghiên cứu là không thể tồn tại.

Quần thể kiến trúc bằng đá được phát hiện dưới đại dương ngoài khơi bờ biển phía Tây Cuba. (Ảnh chụp/ The Cosmos News/YouTube).
Quần thể kiến trúc bằng đá được phát hiện dưới đại dương ngoài khơi bờ biển phía Tây Cuba. (Ảnh chụp/ The Cosmos News/YouTube).

Theo nhà địa chất học Manuel Iturralde, người đã tham gia cuộc nghiên cứu, có khả năng những tàn tích ngầm dưới nước này thuộc về một nền văn minh cổ xưa có niên đại 10.000 TCN. Hình ảnh của đáy đại dương đã xác nhận sự tồn tại của những khối đá granite khổng lồ, cấu tạo hình tròn và vuông góc.

Phát hiện này dẫn đến giả thuyết cho rằng, bán đảo Yucatan từng nối liền với Cuba bằng một dải đất hẹp. Các nhà nghiên cứu từ Mexico tin rằng di tích dưới nước này có thể thuộc về một nền văn minh cổ đại tương tự như nền văn minh đã xây dựng thành phố cổ đại Teotihuacan ở Mexico.

Thành phố cổ đại Teotihuacan ở Mexico. (Ảnh: Stargate Wikia)
Thành phố cổ đại Teotihuacan ở Mexico. (Ảnh: Stargate Wikia)

Ivan Petricevic, Ancient Code
Tinh Hoa dịch