Wim Hof (1959) là một “vận động viên đặc biệt” quốc tịch Hà Lan với biệt danh “người băng” vì khả năng chịu lạnh phi thường trong những điều kiện mà người bình thường có thể tử vong.

“Người băng”

thien dinh sieu nang luc image
Wim Hof có thể ngồi thiền trong băng 2 giờ mà thân nhiệt bên trong không hề thay đổi

Bí quyết của ông là ở phương pháp thở và khả năng tập trung tinh thần, mà ông cho biết là học được từ trường phái thiền định Tummo của Tây Tạng, nhưng không bao hàm phần tín ngưỡng trong đó. Vì lý do này mà cũng có nơi gọi ông là một hành giả yogi.

Hof cho rằng phương pháp thở có nguồn gốc Tây Tạng của mình có thể giúp làm giảm các triệu chứng như đau khớp, béo phì, trầm cảm lâm sàng, hồi hộp, rối loạn lưỡng cực, ung thư…

Vì thế, ông đã nỗ lực để quảng bá cho các lợi ích sức khỏe của phương pháp thở này, hợp tác với các nhà khoa học khắp thế giới để chứng minh bằng thực nghiệm. Một nghiên cứu đã từng đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ đã tuyên bố rằng phương pháp thở nhanh của Hof có thể tăng nhịp tim, mức độ adrenaline và độ kiềm trong máu.

Theo trang tin NewAtlas, Hof đang (hoặc đã từng) nắm giữ 21 kỷ lục, có thể kể ra 1 số như:

  • Leo tới độ cao 7,4km lên đỉnh Everest mà chỉ mặc quần đùi và đi giày (năm 2007).
  • Nín thở hơn 6 phút dưới lớp băng Bắc Cực
  • Ngâm mình lâu nhất trong bồn tắm toàn nước đá (1 giờ 52 phút 42 giây, kỷ lục Guinness 2011),
  • Hoàn thành đầy đủ chặng đường chạy marathon ở sa mạc Namib mà không uống nước (tháng 9 năm 2011)

Nhưng những điều phi thường này là một khả năng thể chất mà ai cũng có thể học hay “người băng” tự nhận này là một ảo thuật gia hiện đại? Để quan sát sự thay đổi trong bộ não và cơ thể Hof, các nhà khoa học ở đại học Wayne đã tiến hành hàng loạt các cuộc chụp quét khi ông tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, và đăng tải kết quả lên tạp chí Neuroimage.

>> Nghiên cứu khoa học: Thiền định có thể sản sinh siêu năng lực

Thí nghiệm chụp quét

wim hof chup quet image
Wim Hof trong bộ đồ đặc biệt trước khi vào máy quét fMRI (ảnh: ĐH Wayne)

Trong thời gian 3 ngày, các nhà nghiên cứu đã theo dõi Hof bằng 2 phương pháp chụp quét khác nhau: quét não bằng chụp cộng hưởng từ (fMRI) và ghi hình bằng bức xạ positron (PET) để theo dõi sự thay đổi trong các cơ bắp.

Hof mặc một bộ đồ đặc biệt để các nhà khoa học có thể bơm nước lạnh hoặc ấm xung quanh khắp cơ thể ông, tạo ra các chu kỳ giảm nhiệt xen kẽ các mức thân nhiệt bình thường. “Người băng” sẽ thực hiện phương pháp thở Wim Hof trước mỗi đợt quét, và so sánh kết quả với các lần thử mà không dùng phương pháp này. Kết quả của ông cũng được so sánh với một nhóm các tình nguyện viên khác.

Kết quả cho thấy, ngay cả khi tiếp xúc với cái lạnh, nhiệt độ da của Hof nói chung là không thay đổi. Ghi hình PET cho thấy việc thở nhanh giúp làm ấm máu trong các mao mạch ở phổi, Để rồi sau đó tuần hoàn ra khắp cơ thể. Hoạt động của dây thần kinh giao cảm và việc tiêu thụ glucose trong các cơ gian sườn tăng lên, chụp quét fMRI cũng cho thấy hoạt động tăng lên trong một vùng não mà các nhà khoa học không ngờ tới.

>> Cậu thiếu niên Nepal ngồi thiền dưới gốc cây 8 tháng không ăn không uống

“Việc điều hòa nhiệt độ da theo ý muốn – và cũng có nghĩa là điều hòa nhiệt độ nội tạng bên trong cơ thể, ngay cả khi cơ thể phải chịu đựng cái lạnh – là một hiện tượng kỳ lạ và có thể giải thích cho khả năng chống lạnh của Hof,” nhà nghiên cứu Otto Muzik cho biết.

“Từ các nghiên cứu trước, chúng tôi kỳ vọng người băng sẽ thể hiện hoạt động tăng cao ở vùng não gọi là tiền thùy đảo (anterior insula), nơi có trung tâm điều khiển thân nhiệt cấp cao của não. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy những thay đổi rõ ràng hơn ở vùng vùng chất xám quanh đường thông não thất (Periaqueductal Gray). Giới khoa học cho rằng khu vực này chịu trách nhiệm kiểm soát cảm giác đau bằng cách tiết ra các chất giảm đau như opioids và cannabinoids.”

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng họ rất hứng thú khám phá các ứng dụng của phương pháp thở Wim Hof trong y học và điều trị.

Dù người ta có nghi ngờ hay không, các khả năng của Wim Hof đã được ghi lại rất kỹ lưỡng, vấn đề chỉ là giới khoa học phương Tây sẽ cởi mở tới mức nào đối với các lĩnh vực còn nhiều bí ẩn như vậy.

Phim tài liệu về trải nghiệm 2 tuần học phương pháp Wim Hof:

Theo NewAtlas,
Phong Trần