Nhắc đến tìm kiếm trên Internet, Google thống lĩnh trong suốt 15 năm qua, sức mạnh của họ đã được thúc đẩy bởi công cụ tìm kiếm trực tuyến và kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số. Nhưng đến nay, dường như cả hai lĩnh vực đó của Google ngày càng trở nên bất ổn hơn.

p2916871a934406142
Trụ sở chính của công ty Google. (Nguồn: The Pancake of Heaven! / CC BY-SA 4.0)

Tuần này, Bộ Tư pháp (Justice Department) của Mỹ đã kiện Google trong vấn đề độc quyền hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến, qua đó yêu cầu chia tách một số bộ phận của Google. Chính quyền Mỹ vài năm trước thời ông Trump cũng từng đệ đơn kiện tương tự liên quan vấn đề vị thế thống trị của ‘gã khổng lồ’ công nghệ này.

Đáp lại, Google cho biết Bộ Tư pháp “cường điệu gấp bội quan điểm thiếu sót”.

Nhưng nếu Bộ Tư pháp Mỹ thành công, vụ kiện có thể thay đổi mô hình kinh doanh đã giúp Google trở thành công ty quảng cáo mạnh nhất trên internet, ngoài ra đây cũng sẽ là chiến thắng chống độc quyền có tác động lớn nhất trước một ‘gã khổng lồ’ công nghệ kể từ khi Chính phủ Mỹ kiện Microsoft hơn 2 thập kỷ trước.

Nhưng đối với các vụ kiện nhắm vào trung tâm cỗ máy doanh thu của Google như vậy thì có thể mất nhiều năm để hy vọng có được kết quả. Đồng thời, hai vấn đề gai góc khác có thể định hình tương lai của Google trong thời gian ngắn hơn: sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo dạng sáng tạo (Generative Artificial Intelligence), và thị trường quảng cáo trực tuyến của Google dường như đang tăng tốc sụt giảm thị phần.

Chỉ vài ngày trước vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ vừa nêu trên, công ty Google đã công bố kế hoạch cắt giảm 12.000 việc làm. Lý do vì tăng trưởng doanh thu của Google bị chậm lại đáng kể và công ty đang cố gắng tập trung hơn vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Áp lực mới đối với tìm kiếm trên Internet

Từ lâu nay, nhắc đến Google thường đồng nghĩa với tìm kiếm trực tuyến. Đó là một trong những công ty công nghệ hiện đại đầu tiên có tên công ty được sử dụng như một động từ. Nhưng vào cuối năm ngoái đã có áp lực mới xuất hiện: Công ty OpenAI chuyên nghiên cứu AI đã công khai phát hành một công cụ trò chuyện AI mới có tên là ChatGPT, công cụ này đã nhanh chóng gây chú ý.

Người dùng ChatGPT đã chứng minh khả năng sáng tác thơ, soạn thảo văn bản pháp luật, viết mã và giải thích các ý tưởng phức tạp của bot AI này, tất cả chỉ với lời nhắc đơn giản từ ​​người dùng.

Dựa trên cơ sở từ một lượng lớn dữ liệu trực tuyến, ChatGPT có thể đưa ra những câu trả lời trực tiếp hoặc dài dòng cho những câu hỏi mở, mặc dù lúc đầu AI này cũng có thể xuất hiện một số điểm chưa chính xác. ChatGPT cũng có thể trả lời trực tiếp một số câu hỏi đơn giản, còn như [đối với Google] khi hỏi “Tổng thống Mỹ thứ 25 là ai?” thì có thể phải cuộn qua các kết quả tìm kiếm của Google để tìm câu trả lời như kỳ vọng.

Công cụ trò chuyện ChatGPT được xây dựng trên cơ sở một lượng lớn dữ liệu, qua đó để tạo câu trả lời cho câu hỏi của người dùng. Mặc dù công nghệ cơ bản của ChatGPT mới chỉ xuất hiện nhưng khả năng phổ biến trong tạo tài khoản và thử nghiệm dẫn đến bùng nổ quảng bá về sự hình thành của mô thức AI này, làm cho tiềm tiềm năng của công nghệ đó được hàng triệu người có thể tiếp cận [trực tiếp], trong khi trước đây người ta mới chỉ hiểu nó một cách trừu tượng.

Điều đó cũng được cho là đã khiến ban quản lý Google tuyên bố hoạt động kinh doanh tìm kiếm của họ gặp “cảnh báo đỏ”.

Paul Buchheit, một trong những người tạo ra Gmail, đã bình luận trên Twitter vào năm 2022: “Có thể chỉ còn một hoặc hai năm nữa là Google bị hoàn toàn lật đổ. AI sẽ khiến các trang kết quả của công cụ tìm kiếm Google trở nên lạc điệu, trong khi đây là nơi Google kiếm được phần lớn lợi nhuận. Và ngay cả khi Google bắt kịp AI, họ sẽ không thể tận dụng triệt để nếu không phá hủy phần giá trị nhất trong hoạt động kinh doanh của họ!”

Nếu nhiều người dùng bắt đầu dựa vào AI cho nhu cầu tìm kiếm thông tin, điều đó có thể làm giảm doanh thu quảng cáo đối với tìm kiếm của Google – một phần trong hoạt động kinh doanh trị giá 149 tỷ USD của công ty này. Các nguồn tin truyền thông về ChatGPT đang tăng gấp bội trong quảng bá và củng cố khái niệm này, thậm chí có những cơ quan truyền thông cũng đã thử nghiệm dùng ChatGPT trong tương quan đối xứng tương đương cùng Google.

Không chắc xuất hiện kịch bản ác mộng

Tất nhiên, có những lý do để tự hỏi liệu kịch bản ác mộng như vậy có bao giờ xảy ra với Google hay không.

Trước tiên phải kể là quy mô của Google đang ở vị thế rất khác so với ChatGPT. Theo dữ liệu từ trang web phân tích lưu lượng truy cập SimilarWeb, vào tháng 11/2022 trang web của Google đã nhận được hơn 86 tỷ lượt truy cập, trong khi ChatGPT nhận được chưa tới 300 triệu lượt truy cập (ChatGPT được phát hành công khai vào ngày 30/11/2022).

Hiển nhiên Google cũng có đầu tư riêng vào lĩnh vực AI đầy phức tạp. Vào năm 2022, một trong những chương trình trò chuyện dựa trên AI của họ là LaMDA thậm chí đã trở thành chủ đề nóng, do có kỹ sư của công ty này tuyên bố rằng chương trình trò chuyện LaMDA đã có trí thông minh (Google đã bác bỏ tuyên bố đó, đồng thời không còn hợp tác công việc với kỹ sư này vì lý do vi phạm chính sách của công ty).

CEO Sundar Pichai của Google được cho là đã nói với các nhân viên rằng mặc dù Google có các khả năng tương tự như ChatGPT nhưng công ty không muốn cung cấp kết quả phản hồi do AI tạo ra [như ChatGPT], vì cách làm đó có khả năng cung cấp thông tin không chính xác. Trong trường hợp này, về lâu dài quan điểm đó liệu có gây bất lợi cho Google?

Lập trường của Google cho dù làm nổi bật tầm ảnh hưởng kinh khủng của họ với tư cách là công cụ tìm kiếm đáng tin cậy nhất, cũng phản ánh vấn đề cốt lõi của AI sáng tạo: Chưa thể chắc chắn được thành quả gì có được từ công nghệ đó; tương lai nhiều năm tới đối với nhiều người, xu thế để mỗi người biết tự đánh giá từ các nguồn thông tin khác nhau có thể sẽ vượt trội hơn sự tiện lợi khi nhận được một câu trả lời duy nhất từ ​​AI sáng tạo.