Sau khi điều tra các rủi ro bảo mật do một số vụ xâm nhập gây ra, Wikimedia Foundation chịu trách nhiệm giám sát Wikipedia đã có hành động chưa từng có, cấm 7 người dùng Trung Quốc Đại Lục truy cập trang web của mình trên toàn cầu, và thu hồi quyền hạn của 12 quản trị viên khác.

Wikipedia
(Nguồn: Wikipedia)

Động thái này của Wikimedia Foundation được đưa ra sau một cuộc “điều tra sâu” về một nhóm người dùng Trung Quốc Đại Lục. Hai tháng trước, tờ Hong Kong Free Press (HKFP) đã tiết lộ rằng kể từ khi cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông nổ ra vào năm 2019, đã có một cuộc “chiến tranh biên tập” đối với các bài viết nhạy cảm về chính trị Hồng Kông trên Wikipedia. Các biên tập viên ở Trung Quốc Đại Lục thậm chí còn đe dọa những biên tập viên Hồng Kông cố gắng bảo vệ thông tin và tường thuật trên Wiki, đe dọa sẽ báo cáo với Cảnh sát An ninh Quốc gia Hồng Kông.

Gây tranh cãi rõ ràng nhất là mô tả trong bài viết về phản đối Luật Dẫn độ năm 2019. Khi đó, trang “Biểu tình Hồng Kông” trên Wikipedia đã được sửa lại 65 lần trong một ngày, tranh cãi về người biểu tình Hồng Kông là “người kháng nghị” hay “bạo đồ“, khi đó đã xảy ra “cuộc chiến biên tập” sửa đi sửa lại vấn đề này.

Wikipedia tổ chức chiến dịch bầu chọn để chọn ra quản trị viên, những quản trị viên này có nhiều cơ hội tiếp xúc với người dùng hơn và có quyền chỉnh sửa bài viết nhiều hơn.

HKFP chỉ ra rằng người dùng Hồng Kông đang lo lắng về hoạt động lôi kéo phiếu bầu trong chiến dịch bầu chọn trên bách khoa toàn thư trực tuyến, bởi vì người dùng từ Đại Lục, Hồng Kông và Đài Loan đều đang tranh giành quyền quản trị viên. Trước đây, có báo cáo rằng người dùng phiên bản tiếng Trung đã tham gia hoạt động lôi kéo phiếu bầu bên ngoài Wikipedia, cố gắng đảm bảo quản trị viên Trung Quốc Đại Lục được bầu chọn.

Anh T., một học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam cho biết, sự việc tương tự cũng từng xảy ra với trang định nghĩa “Pháp Luân Công” trên Wikipedia. Xem lịch sử có thể thấy trang này đã bị sửa đi sửa lại 1.156 lần:

Screen Shot 2021 09 15 at 3.48.04 PM
(Nguồn: Wikipedia)

Chẳng hạn như sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa của gần 10.000 người tập Pháp Luân Công bên ngoài Trung Nam Hải ngày 25/4/1999 để yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho phép người dân được tự do tập luyện và thả những học viên bị bắt vô cớ, đã bị cải biên thành một “cuộc tuần hành“. Ngoài ra, cùng nickname này đã cố tình đưa thêm vào những thông tin bôi nhọ Pháp Luân Công, anh T. cho biết.

b54153411fe13d75457f0837eb4bb0a0 600x400 1
Vào ngày 25/4/1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến thỉnh nguyện ôn hòa trước Văn phòng thỉnh nguyện của Quốc vụ viện ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Đây được gọi là thỉnh nguyện “quy mô lớn nhất, lý trí, ôn hòa nhất, và trọn vẹn nhất” trong lịch sử thỉnh nguyện của Trung Quốc. Hình ảnh cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4. (Nguồn: Minh Huệ Net)

Nhóm người dùng Wiki tại Đại Lục bị điều tra

Bà Maggie Dennis, Phó chủ tịch phụ trách Khả năng phục hồi và tính bền vững của cộng đồng (Community Resilience & Sustainability) thuộc Ban pháp lý của Wikimedia Foundation, đã đưa ra một tuyên bố cách đây vài ngày. Trong đó giải thích những mối đe dọa mà dự án Wikimedia phải đối mặt, bao gồm sự xâm nhập của các thế lực bên ngoài dẫn đến thông tin cá nhân rò rỉ ra ngoài, và ảnh hưởng đến hệ thống bầu chọn.

Tuyên bố nói rằng Wikimedia Foundation đã nhận thấy nhiều kênh có thể dẫn đến rò rỉ thông tin cá nhân và tiếp cận với các thế lực bên ngoài. “Chúng tôi biết rằng một số người dùng cố tình làm hài lòng cộng đồng vì để đạt được quyền lực phù hợp – nhưng mục đích cuối cùng của họ trái ngược với mục tiêu mở mang kiến ​​thức của Wikimedia Foundation. Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng một số thành viên cộng đồng đáng tin cậy có thể đã trở thành mục tiêu đe bị dọa hoặc bị lợi dụng của các nhóm bên ngoài. Hành động lần này chủ yếu là để giải quyết các mối đe dọa bên ngoài nêu trên và giảm khả năng các thành viên liên quan bị chiêu mộ hoặc bị ép buộc.”

Bà Dennis nói “Sau khi điều tra sâu về các hành vi có liên quan của một số thành viên của tổ chức không được công nhận ‘Nhóm thành viên Wikimedia Trung Quốc Đại Lục’ (Wikimedians of Mainland China), chúng tôi đã quyết định cấm 7 người dùng trên toàn miền và xóa quyền của 12 người quản lý.” “Đồng thời, chúng tôi đã thông báo cho một số biên tập viên về các chính sách có liên quan và yêu cầu họ ngừng các hoạt động lôi kéo phiếu bầu và lục tìm thông tin các cá nhân trên mạng.”

Để xem danh sách người dùng bị cấm và quản trị viên bị tước quyền, vui lòng bấm vào đây.

Sự kiện có ảnh hưởng trên diện rộng, có người dùng bị thương vì an toàn cá nhân

“Thông thường mà nói, Wikimedia Foundation sẽ không đưa ra quá nhiều lời giải thích cho hành động của mình, nhưng xét về mức độ ảnh hưởng lần này là chưa từng có, cho nên nó sẽ được thông báo cho các bạn”, bà Dennis nói.

“Chúng tôi hiểu rằng những người dùng hiện tại đã bị tổn thương về an toàn cá nhân. Sau khi xác nhận tính chân thực của vụ việc, chúng tôi buộc phải thực hiện các biện pháp tương ứng ngay lập tức”, bà Dennis nói.

Bà Dennis cũng nói rằng, mặc dù Wikipedia đã thay đổi từ một trang web ít người biết đến thành bách khoa toàn thư trực tuyến đáng tin cậy trên thế giới. Mọi người chỉ cần động ngón tay của mình là có thể biết mọi chuyện trên thế giới, nhưng bà cũng nhận ra rằng sự tranh giành trên Wikipedia khốc liệt hơn những gì người ngoài tưởng tượng, cũng có một số người lợi dụng Wikimedia để đạt được những mục đích của họ.

Bà cũng cho biết, gần đây, họ cũng đã thành lập một nhóm nhân quyền để đối phó với các mối đe dọa nhân quyền khẩn cấp tương ứng. Ví dụ như vì để kiểm soát thông tin nên sinh ra các mối đe dọa nhân quyền, do đó nhiệm vụ của nhóm là đảm bảo rằng những người bị đe dọa có thể lên tiếng một cách an toàn.

Tuyết Mai (t/h)

Xem thêm: