Trong một bài viết về “Chiến lược của Trung Quốc”, khu vực Đông Á được chia thành bốn phần: Quần đảo Thái Bình Dương, Trung Quốc đại lục, Bán đảo Triều Tiên, và Đông Dương. Đông Á có vai trò quan trọng khi chiếm giữ hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới: Trung Quốc và Nhật Bản. Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế này và Mỹ đã định ra bối cảnh địa chính trị khu vực Đông Á hiện đại.

Sức mạnh của Trung Quốc có thể nhìn thấy từ ngoài không gian

5 Maps That Show China’s Biggest Limitations 1

Bản đồ trên hiển thị các nước Đông Á sáng lên vào ban đêm. Nó cho thấy bức tranh về sự phát triển năng động của khu vực này. Các trung tâm giàu có và quyền lực của Trung Quốc – bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông – đều men theo bờ biển dài của Trung Quốc. Các đặc điểm địa lý nội địa chia cắt đất nước này. Phần còn lại của Trung Quốc ở trong bóng tối.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những cường quốc công nghiệp lớn có đường biên giới dọc theo vùng biển tiếp giáp Trung Quốc. Phần lớn phần còn lại của Đông Á đang chìm trong bóng tối, nhất là tại khu vực Bắc Hàn.

Trái ngược hẳn với các đốm sáng từ bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản, phần lớn vùng Đông Dương và Trung Quốc vẫn chưa phát triển.

Phía Tây Trung Quốc gần như không ở được

Bản đồ dưới đây cho thấy mật độ dân số ở Trung Quốc với đường lượng mưa 38 cm phủ lên trên.

5 Maps That Show China’s Biggest Limitations 2

Khu vực của Trung Quốc từ đường này tới đường bờ biển có đủ mưa để hỗ trợ cho một quần thể dân cư đông đúc. Phía bắc và phía tây của đường lượng mưa 38 cm có ít dân cư hơn và hầu như không phát triển.

Giới hạn địa lý trong sự bành trướng của Trung Quốc

5 Maps That Show China’s Biggest Limitations 3

Khoảng cách từ Bắc Kinh đến Kazakhstan là gần 4.023 km qua sa mạc và núi. Dãy núi Himalaya chặn phía tây nam của Trung Quốc. Đây cũng là bức tường vật lý giúp ngăn chặn xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Các khu rừng rậm ở vùng biên giới với Myanmar, Việt Nam và Thái Lan đã luôn hạn chế sự phát triển của Trung Quốc về phía nam.

Cũng thật khó để Trung Quốc phát triển về phía tây. Khi quyền lực của Trung Quốc gia tăng, nó có thể phát triển về phía bắc, nam hoặc đông sang Thái Bình Dương. Lý thuyết là vậy. Nhưng Nhật Bản mới là cường quốc trong khu vực. Trung Quốc vẫn sẽ phải đối mặt với thất bại nhất định đối với Nhật Bản, đặc biệt là với hậu thuẫn của Mỹ dành cho Nhật Bản.

Vì vậy, Trung Quốc chủ yếu tập trung vào hai điều. Kiểm soát tình hình xáo trộn về chính trị và kinh tế trong nước do tốc độ tăng trưởng chậm lại và thiết lập quân sự. Trước hết là phòng vệ và sau đó là tiến hành xâm lấn trong khu vực.

Hải quân Trung Quốc chưa sẵn sàng hành động

Phải đợi một thập kỷ nữa Hải quân Trung Quốc mới đủ khả năng thể hiện sức mạnh trên các hòn đảo, đá và bãi cạn vốn hạn chế việc Trung Quốc tự do di chuyển dọc bờ biển của họ.

5 Maps That Show China’s Biggest Limitations 4

Nhiều quốc gia xung quanh Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo này. Các nước lớn khác của khu vực – Nhật Bản và Hàn Quốc – đều là hai đồng minh quan trọng của Mỹ. Họ là bệ phóng triển khai các kế hoach quân sự lớn và lâu dài của Mỹ trong khu vực. Và như những thông tin đã đề cập gần đây, Philippines mới đây đã chào đón các lực lượng quân sự Mỹ trở lại căn cứ của họ.

Tình huống này đã tạo ra một bế tắc. Hoa Kỳ không muốn có một mối quan hệ xấu với Trung Quốc. Nhưng Washington cũng không muốn có bất cứ thế lực nào nắm quyền kiểm soát khu vực. Và Trung Quốc vẫn không thể thách thức sức mạnh bá chủ của Mỹ trên biển.

Như những đề cập trước đây, Trung Quốc hô hào về chủ nghĩa dân tộc ở Biển Đông chủ yếu từ kêu gọi sự ủng hộ của người dân trong nước. Nhật Bản và các nước Đông Á ngày càng quan ngại với Trung Quốc. Kết quả là, các quốc gia này lại càng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đồng minh bền vững với Hoa Kỳ.

Bắc Triều Tiên là lợi điểm thương lượng của Trung Quốc

5 Maps That Show China’s Biggest Limitations 5

Khi nói về chiến lược của Triều Tiên, nhà nước Bắc Hàn có vẻ nguy hiểm với các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và chế độ độc tài khắt khe được xây dựng quanh một lãnh tụ. Kim Jong Un được coi là “lãnh tụ” và ông ta đã, đang củng cố quyền lực của mình.

Bắc Triều Tiên cũng nằm một trong số ít những khu vực địa lý mà Trung Quốc tỏ ra yếm thế. Người Trung Quốc đã can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên khi quân đội Mỹ tiến gần sông Áp Lục trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc.

Hành vi không thể đoán trước của Triều Tiên cho Trung Quốc một lợi điểm thương lượng lớn trong mối quan hệ với Mỹ và khu vực. Vì vậy, Trung Quốc ủng hộ giữ nguyên hiện trạng.

Mưu đồ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của Đông Á

Đông Á là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới nơi có các cường quốc kinh tế bao quanh, các vùng biển đang tranh chấp. Khu vực này cũng là nơi có các tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới. Nhật Bản và Trung Quốc (theo thứ tự đó) là hai cường quốc lớn nhất trong khu vực.

Nước mạnh nhất ở Thái Bình Dương là Hoa Kỳ thì ở rất xa. Hải quân của Mỹ tuần tra và giữ tự do cho di chuyển trên khắp Thái Bình Dương. Nhưng trung tâm của cuộc đấu tranh quyền lực này là Trung Quốc. Việc Trung Quốc đối phó ra sao với các vấn đề trong nước và các giới hạn địa lý của họ là chìa khóa để hiểu rõ tương lai của khu vực này.

Theo George Freidman
Chân Hồ
Ảnh: MauldinEconomics.com

Xem thêm: