Trong tự nhiên, sư tử đực được phân biệt với sư tử cái bởi chúng có bờm và các hành vi như tiếng gầm để bảo vệ lãnh thổ, thói quen thích trèo lên trên người con cái.

(ảnh: Karl Gruber)
(ảnh: Karl Gruber)

Tuy nhiên, nhà khoa học Geoffrey D. Gilfillan tại Đại học Sussex Falmer, Vương quốc Anh, và các đồng nghiệp đã phát hiện có 5 con sư tử cái mọc bờm tại khu bảo tồn Moremi Game, vùng đồng bằng Okavango của Botswana. Các con sư tử cái này cũng có biểu hiện hành vi của con đực nhưng ở tần suất ít hơn.

Gilfillan bắt đầu nghiên cứu các sư tử cái này từ tháng 3/2014, và trong hai năm tiếp theo, ông tập trung vào việc thu âm các hành vi của SaF05 – một trong số 5 con sư tử.

“Trong khi SaF05 chủ yếu thể hiện như giống cái trong hành vi – nó cũng ở trong đàn và giao phối với với các con đực – nhưng nó cũng có các hành vi như những con đực, chẳng hạn như đánh dấu lãnh thổ bằng mùi hương và leo lên mình các con cái khác,” Gilfillan nói.

Các nhà khoa học cũng quan sát thấy SaF05 đã giết sư tử con của một đàn khác – hành vi thường chỉ có ở sư tử đực.

(ảnh: Jessica Vitale)
(ảnh: Jessica Vitale)

Luke Hunter, chủ tịch, giám đốc bảo tồn tại các tổ chức bảo tồn mèo hoang dã toàn cầu Panthera cho biết, một trong số các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này là mức testosterone cao khi những con sư tử cái trưởng thành.

Năm 2011, một con sư tử cái có tên là Emma tại sở thú quốc gia Nam Phi cũng mọc bờm. Xét nghiệm cho thấy nồng độ testosterone của nó là cao do có vấn đề trong buồng trứng, và khi được chữa khỏi, Emma lại trở lại thành một con sư tử cái bình thường.

Theo nhà nghiên cứu Kathleen Alexander ở Viện Công nghệ Virginia tại Blacksburg, Mỹ, giả thuyết testosterone được củng cố qua quan sát tỷ lệ sinh sản ở những con sư tử cái Botswana. “Một số con sư tử cái có bờm vẫn giao phối, nhưng không con nào mang thai, chứng tỏ chúng bị vô sinh, hệ quả phổ biến từ lượng kích thích tố nam tăng cao như testosterone”, Alexander nói.

Xem thêm: Sau khi mất 3 đứa con trong một vụ tai nạn, người mẹ lại mang thai sinh ba

Nhưng Lake Hunter lại tỏ ra hoài nghi về cách giải thích này. “Cả 5 con sư tử cái có bờm đều sống ở vùng Okavango. Do đó, yếu tố di truyền chắc chắn là nguyên nhân phía sau hiện tượng”, Hunter nhận định.

Vincent Savolainen từ trường Imperial College London phát biểu “Tôi đoán rằng có một hoặc một vài gen đã bị thay thế. Tôi tin rằng có một số gen nam tính hóa đã được ghi nhận ở mèo nhà – đó là một tham chiếu để xem xét vấn đề này”.