Ngay sát nút Ngày Bầu cử, không ít người Mỹ vẫn còn chưa quyết định có nên bầu cho TT Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay không. Để cân nhắc, có thể thấy, một trong số lợi thế của ông Trump chính là những thành quả mà ông làm được trong việc khôi phục ngành sản xuất của Hoa Kỳ.

Embed from Getty Images

Suốt 4 năm qua, chính quyền TT Trump đã dẫn dắt quốc gia đi lên nhờ tái tạo việc làm, thúc đẩy năng suất, tiền lương và xuất khẩu. Vậy những chính sách nào đã làm nên sự bùng nổ của ông Trump?

1. Xóa bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Ngay ngày thứ ba trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã ngay lập tức rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông từ chối thỏa thuận được đàm phán dưới thời chính quyền TT Barack Obama vì không đảm bảo có thể bảo vệ việc làm cho Hoa Kỳ hoặc cơ hội cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Những người chỉ trích TPP cho rằng hiệp định này sẽ làm mất đi hơn 400.000 việc làm của Hoa Kỳ.

2. Rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ngày 1/6/2017, TT Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận sẽ gây trở ngại lớn cho các nhà máy của Hoa Kỳ, trong khi lại cho phép Trung Quốc tiếp tục gây ô nhiễm ở mức kỷ lục.

3. Bảo vệ các nhà sản xuất máy giặt và tấm pin mặt trời trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh. TT Trump đã phê duyệt mức thuế tự vệ toàn cầu đối với 8,5 tỷ USD hàng nhập khẩu tấm pin mặt trời và 1,8 tỷ USD máy giặt vào ngày 22/1/2018.

4. Bảo vệ Nhôm và Thép Hoa Kỳ. Các cuộc điều tra của chính quyền TT Trump cho thấy tình trạng dư thừa kim loại trên toàn cầu – do việc sản xuất quá mức ở Trung Quốc – đang cản trở năng suất sản xuất thép và nhôm của Hoa Kỳ. Thêm nữa, đó còn tiềm ẩn mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Ngày 1/3/2018, TT Trump với lý do an ninh quốc gia, đã công bố áp dụng mức thuế đối với tất cả các đối tác thương mại: 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Một tuần sau, ông đã ký quy định thuế quan.

5. Áp đặt thuế quan nhằm chặn đứng chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) ăn cướp của Trung Quốc.

  • Mùa hè năm 2017, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã thông báo về một cuộc điều tra các chính sách của Trung Quốc có thể cản trở quyền sở hữu, sáng tạo hoặc phát triển công nghệ của Hoa Kỳ.
  • Báo cáo cho thấy Trung Quốc đang đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ bằng cách ép buộc các công ty Hoa Kỳ phải chuyển giao công nghệ cho các liên doanh do Trung Quốc kiểm soát. Chính quyền TT Trump đã đáp trả bằng cách áp thuế quan 25% lên 1.333 danh mục sản phẩm tổng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc.
  • Để trả đũa, Trung Quốc tuyên bố áp mức thuế 25% với hàng loạt các sản phẩm của Mỹ – từ ô tô, máy bay, đến hàng nông nghiệp. Ngay sau đó, TT Trump đã nói với ông Lighthizer tiếp tục áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa bổ sung từ Trung Quốc.
  • Mùa hè năm 2018, Hoa Kỳ đã chính thức áp đặt mức thuế 25% đối với danh sách hàng hóa trị giá 50 tỷ USD đầu tiên của Trung Quốc. TT Trump đe dọa sẽ áp thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc (năm 2017, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá 504 tỷ USD).
  • Đến tháng 9/2018, mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc có hiệu lực.
  • TT Trump tuyên bố đình chiến thương mại vào tháng 12/2018, nhưng ông cho biết nếu các cuộc đàm phán không đi đến thỏa thuận cuối cùng, mức thuế 10% sẽ tăng lên 25%.
  • Trung Quốc và Mỹ đã dành phần lớn năm 2019 để tạm dừng và bắt đầu quay trở lại bàn đàm phán. Tháng 5/2019, Hoa Kỳ đã tăng mức thuế 10% lên 25%, và sau đó có kế hoạch tăng thuế đối với tất cả các mặt hàng còn lại của Trung Quốc.

6. Ký kết Thỏa thuận Thương mại Giai đoạn Một với Trung Quốc. Ngày 15/1/ 2020, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại mang tính lịch sử. Trung Quốc đã đồng ý mua lượng hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trị giá 200 tỷ USD một cách bất thường, trong khi hầu hết các mức thuế quan của chính quyền TT Trump vẫn có hiệu lực.

7. Thay thế NAFTA bằng USMCA. Chính quyền TT Trump đã loại bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có từ những năm 1990, thay thế bằng Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA). Thỏa thuận mới tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho người lao động Mỹ, với những thay đổi căn bản về kỹ thuật đối với các quy định sản xuất ôtô, vấn đề mở cửa thị trường ngành công nghiệp sữa Canada, phạm vi vấn đề tác quyền và quy tắc giải quyết tranh chấp, cũng như thao túng tiền tệ… Đây sẽ là mô hình cho các hiệp định thương mại trong tương lai trong chính quyền TT Trump nhiệm kỳ thứ hai.

Minh Ngọc biên dịch (Theo Breitbart)

Xem thêm: