Trong những năm gần đây, số lượng trẻ sơ sinh ở Trung Quốc giảm mạnh. Sau 24 năm có mặt tại Trung Quốc, Abbott, nhà cung cấp sữa bột trẻ em lớn nhất tại Mỹ, đã quyết định rút một phần hoạt động kinh doanh khỏi thị trường Trung Quốc. 

shutterstock 2193639975
(Ảnh minh họa: Colleen Michaels/ Shutterstock)

Vào ngày 14/12, Abbott đã đưa ra một tuyên bố trên trang web chính thức của mình tại Trung Quốc, cho biết trong vài năm qua, Abbott đã tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường thay đổi nhanh chóng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em đang thay đổi. Do đó, Abbott quyết định trong một năm tới, sẽ từng bước ngừng hoạt động và kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em tại thị trường Trung Quốc.

Tuyên bố cũng cho biết, trong tương lai công ty sẽ tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh dinh dưỡng y tế đang phát triển ở Trung Quốc, các hoạt động kinh doanh khác bao gồm thiết bị chẩn đoán, thiết bị y tế và dược phẩm sẽ không bị ảnh hưởng ở Trung Quốc.

Abbott được thành lập tại Chicago, Mỹ vào năm 1888 và có lịch sử 134 năm. Abbott hiện cung cấp các sản phẩm về dinh dưỡng, dược phẩm, thiết bị chẩn đoán và y tế và phục vụ hơn 160 quốc gia. Truy vấn doanh nghiệp trên trang web Tianyancha tại Trung Quốc cho thấy rằng vào năm 1998, Abbott đã thành lập một công ty ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Theo trang web chính thức của Abbott Trung Quốc, trụ sở chính của Abbott Trung Quốc được đặt tại Thượng Hải, công ty cũng đã thành lập 16 văn phòng, 4 nhà máy và 2 trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) tại Trung Quốc, với hơn 6.000 nhân viên. Abbott đã đầu tư 230 triệu USD vào nhà máy dinh dưỡng tại thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang vào năm 2014. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Abbott tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, thị phần của Abbott tại Trung Quốc đã giảm dần theo từng năm trong những năm gần đây. Theo số liệu từ Euromonitor, nhà cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng bán lẻ, thị phần của Abbott tại Trung Quốc là 5,4% trong năm 2017 dựa trên doanh số bán lẻ sữa bột, đứng thứ 5 trong số nhiều nhãn hiệu sữa bột. Năm 2019, thị phần của Abbott tại Trung Quốc giảm xuống 4,9%; năm 2021 lại giảm xuống 3,6%, thị phần năm nay đã giảm xuống 3,1%, đứng thứ 9.

Đồng thời, nhu cầu sữa bột, do số lượng trẻ sơ sinh của Trung Quốc giảm mạnh. Bắt đầu từ năm 2016, chính quyền ĐCSTQ công khai hoàn toàn chính sách hai con, theo chính quyền công bố, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc vào năm đó là 17,86 triệu và đã giảm dần kể từ đó. Xem bảng dưới đây để biết chi tiết:

id13888110 7917237c4ca49bbe75561a0991237f16 600x401 1
Trẻ sơ sinh giảm dần theo năm ở Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc sẽ chỉ còn 10,62 triệu vào năm 2021, thấp hơn 40% so với năm 2016. Ren Zeping, một nhà kinh tế vĩ mô người Trung Quốc, đã dự đoán vào năm 2019 rằng số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc giảm xuống còn 11 triệu vào năm 2030. Kết quả là con số dự đoán này đã xuất hiện vào năm 2021.

Năm nay, một vùng rộng lớn của Trung Quốc đã bị phong tỏa trong thời gian dài vì dịch bệnh, một số nhà nhân khẩu học nói với Reuters rằng số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc năm nay có thể giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, ước tính chỉ dưới 10 triệu. Cũng có nhiều phụ nữ bị đe dọa bởi các chính sách phòng chống dịch bệnh cực đoan của ĐCSTQ, và họ trì hoãn hoặc từ bỏ kế hoạch sinh con của mình. Một phụ nữ 30 tuổi làm việc trong ngành truyền thông nói với Reuters rằng cô hoàn toàn không muốn con mình sống ở một “đất nước mà chính quyền có thể đến tận nhà và làm bất cứ điều gì họ muốn”.

Ngoài ra, cùng với việc Mỹ và các nước phương Tây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chọn cách rút lui hoặc rút một phần. Tổ chức nghiên cứu tư vấn “Viện nghiên cứu an ninh quốc phòng” của Đài Loan đã xuất bản một bài viết vào tháng 10 nói rằng cùng với môi trường kinh doanh của Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn, việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất dần trở thành xu hướng, và sự chuyển hướng của chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ ngày càng rõ ràng hơn.

Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải thực hiện vào tháng 6 năm nay, 44% nhà sản xuất đã giảm hoặc hoãn đầu tư vào Trung Quốc; về phương diện bố trí chuỗi cung ứng, 33% nhà sản xuất đang di dời một số nhà máy hoặc sản xuất sản phẩm toàn cầu chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc thực hiện vào tháng 4 năm nay, 23% công ty Châu Âu cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc theo kế hoạch từ Trung Quốc sang các nước khác. Tỷ lệ này là mức cao nhất trong 10 năm qua.