Thay vì chia ra thành 4 kịch bản trong năm 2023, Bộ Tài chính mới đây đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) như mức áp dụng từ tháng 7/2022. Cụ thể, xăng áp dụng thuế BVMT ở mức 1.000 đồng/lít; dầu Diesel 500 đồng/lít,…

giam thue bao ve moi truong xang dau gia xang dau
Bộ Tài chính cho rằng giá xăng dầu thành phẩm năm 2023 dao động ở mức 95 – 105 USD/thùng . (Ảnh: CTV/Trí Thức VN)

Tại Dự thảo lần 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2023. Cụ thể, thuế với xăng và nhiên liệu bay áp mức 1.000 đồng mỗi lít; thuế với dầu Diesel 500 đồng mỗi lít, dầu mazut, dầu nhờn, dầu hoả 300 đồng mỗi lít, mỡ nhờn 300 đồng một kg.

Mức thuế mà Bộ Tài chính đề xuất như trên tương tự từ tháng 7/2022.

Sang năm 2024, thuế với các mặt hàng này sẽ quay về mức kịch trần, tức là 4.000 đồng trên mỗi lít xăng, nhiên liệu bay là 3.000 đồng; dầu Diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 2.000 đồng, dầu hỏa là 1.000 đồng mỗi lít và mỡ nhờn là 2.000 đồng một kg.

Bộ Tài chính dự báo sang năm 2023, giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm ở mức 95-105 USD một thùng, giảm 12-20% so với ước giá bình quân năm 2022 nhưng vẫn còn ở mức cao.

Trong khi đó, theo Bộ này, nhu cầu tiêu dùng và sử dụng xăng dầu tăng cao, ước tính sản lượng xăng dầu tiêu thụ năm 2023 vào khoảng 14,50 triệu m3 (hoặc tấn), tăng khoảng 10% so 2022. Trong đó, tiêu thụ xăng chiếm khoảng 42%, dầu Diesel gần 56%, dầu mazut chiếm 1,6%, dầu hỏa 0,2%.

Hôm 22/11, Bộ Tài chính đề xuất sử dụng 4 kịch bản áp thuế BVMT đối với xăng dầu như sau:

thue bao ve moi truong xang dau tu nam 2023 bo tai chinh de xuat thue bao ve moi truong 2023
Bộ Tài chính đề xuất 4 khung giá dầu thô tương ứng với 4 mức thuế BVMT. (Ảnh tổng hợp: Trí Thức VN)

Đối với thị trường dầu thô thế giới, dự kiến hết năm nay, OPEC+ vẫn sẽ giữ nguyên mức sản lượng kể từ tháng 10 (cắt giảm 2 triệu thùng mỗi ngày so với kế hoạch)

Theo giới phân tích, tác động của việc cắt giảm sản lượng là không rõ ràng trong bối cảnh giá cả biến động khó dự đoán.

Sự biến động giá dầu đã được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và giá trần đối với xuất khẩu dầu thô từ thành viên OPEC+ là Nga, có hiệu lực vào hôm thứ Hai (5/12).

Đồng thời, Trung Quốc đang tạm thời nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán) đã làm giảm mức tiêu thụ tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này.

Tuấn Minh