Bộ Tài chính vừa bổ sung nước ngọt vào danh sách chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt vì cho rằng “nước ngọt chứa đường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.”

nuoc ngot
(Ảnh: Pixabay)

Trong dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế bao gồm: Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT), thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân… Bộ Tài chính đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt 10% và nâng thuế VAT lên 12% đối với sản phẩm nước ngọt có đường (trừ sữa), thời gian áp dụng bắt đầu từ năm 2019.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc áp dụng các mức thuế trên sẽ giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng mỗi năm.

>> Bộ Tài chính muốn áp thuế TTĐB với nước ngọt do sợ người dân béo phì

Giới doanh nghiệp và chuyên gia lo ngại đề xuất đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt và nâng thuế VAT thêm 2% của Bộ Tài chính sẽ kéo theo nhiều sản phẩm khác bị đánh thuế và giá thành bị đội lên cao.

Cụ thể, các sản phẩm nước trà đóng chai thường có sử dụng thêm ít đường cũng có nguy cơ bị đánh thuế.

Bên cạnh đó, mức thuế VAT áp dụng cho đường cũng sẽ bị tăng từ 5% lên 6%, dẫn tới giá bán sản phẩm nước giải khát trên thị trường có thể tăng thêm khoảng 12%.

Điều này quay trở lại làm giảm khả năng tiêu thụ do giá thành tăng cao, quy mô sản xuất thu hẹp, ảnh hưởng đến người nông dân trồng cây nguyên liệu như: mía, trái cây, rau quả có đường, thậm chí là trà…

Tú Mỹ

Xem thêm: