Tháng 3 năm nay, các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ sụp đổ đã tác động không nhỏ đến hệ thống tài chính. Về điều này, mới đây CEO Jamie Dimon của JP Morgan Chase (JPM) – ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ, cho rằng cuộc khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết và có thể bùng phát trong vài năm tới. Ông Dimon cũng chỉ trích các cơ quan quản lý đã hỗ trợ các ngân hàng tăng cường nắm giữ trái phiếu chính phủ, mà không kiểm tra đầy đủ các quy tắc hữu quan.

p3311351a290862757
JPMorgan Chase (JPM) hy vọng rằng bằng cách củng cố các ngân hàng nhỏ hơn, sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống tài chính. (Ảnh ông Jamie Dimon: Public domain Wiki)

Theo báo cáo của Reuters, ngày 4/4 trong bức thư thường niên gửi các cổ đông của JPM, ông Dimon cho biết Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Ngân hàng Signature đã phá sản vào tháng trước. Đồng thời, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã mua lại Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai của nước này đang gặp khó khăn, có thể làm giảm niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng, khiến các nhà đầu tư định giá lại rủi ro do suy thoái mang đến.

Ông cho biết, các ngân hàng Hoa Kỳ đã từng được khuyến khích mua chứng khoán an toàn của chính phủ với số lượng lớn, vì các nhà quản lý coi chúng có tính thanh khoản cao với yêu cầu vốn thấp.

Thật không may, bài kiểm tra “Stress test” của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đối với các ngân hàng đã không xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất tăng vọt. Hệ quả là các trái phiếu chính phủ này mất giá khi FED tiếp tục “mạnh tay” tăng lãi suất, khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và những người cho vay bị thua lỗ.

Ví dụ, nhiều người biết rằng Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) thường có giới hạn bảo hiểm tiền gửi là 250.000 USD. Nhưng hầu hết các tài khoản tiền gửi tại SVB và Ngân hàng Signature đều vượt quá giới hạn này, chẳng hạn như tài khoản công ty. Vì vậy trên thực tế, những tài khoản này không được bảo hiểm.

Khi SVB thông báo ngân hàng này lỗ 1,8 tỷ USD, và dự định bán chứng khoán để bù đắp khoản lỗ khổng lồ, một số nhà đầu tư mạo hiểm đã lo lắng về sự ổn định tài chính của SVB và vội vã rút tiền. Cuối cùng các cơ quan quản lý đã phải can thiệp.

Theo ông Dimon: “Bài kiểm tra ‘’Stress test’ do FED thiết kế nên suy xét nhiều hơn về tính hợp tác trong các vấn đề mà các ngân hàng đang gặp phải, để cảnh báo tốt hơn về bức tranh đầy đủ của những rủi ro tiềm ẩn cho các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý.”

“Stress test” được thực hiện sau khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ vào năm 2008, tương đương với việc kiểm tra sức khỏe hàng năm của ngân hàng.

Mục đích là để đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng khổng lồ của Hoa Kỳ có thể đối phó với những cú sốc kinh tế lớn có thể xảy ra trong tương lai, và chịu được áp lực từ thị trường bất động sản thương mại và nhà ở; đồng thời có thể cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay trong trường hợp suy thoái nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính khu vực này đã “làm lợi” cho các ngân hàng lớn, nhiều nhà đầu tư và người tiết kiệm đã chuyển sang gửi tiền vào các ngân hàng lớn này. Nhưng ông Dimon cho biết, JPM muốn mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống tài chính, bằng cách củng cố các ngân hàng nhỏ hơn.

Ngoài ông Dimon, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Lawrence Summers cũng tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ chưa thể kết thúc trong ngắn hạn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 31/3, ông nói rằng xác suất để một ngân hàng khác ở Thung lũng Silicon xảy ra hiện tượng bị rút tiền gửi hàng loạt thấp hơn nhiều so với 50%, nhưng không loại trừ rằng có thể có những “tai nạn” khác dẫn đến việc thắt chặt tín dụng.

“Nghĩa là, việc thắt chặt tín dụng dẫn đến sự sụt giảm giá tài sản và tạo thành các khoản nợ xấu, từ đó đẩy mạnh thắt chặt tín dụng.” Do đó, “hiện tại còn quá sớm để đưa ra bất kỳ cảnh báo giải quyết nào.”