Lạm phát đã trở thành hiện tượng mà các nền kinh tế toàn cầu đều đang quan tâm sát sao. Gần đây, tờ Economist có bài viết phân tích về 10 biến số về tăng trưởng và lạm phát toàn cầu vào năm tới. Về việc này, ông Tạ Kim Hà (Xie Jinhe), Chủ tịch hội đồng quản trị Caixin Media Đài Loan, nói thẳng rằng “biến số lớn nhất” chính là Trung Quốc, ông cho rằng “Trung Quốc là rủi ro lớn nhất của kinh tế thế giới trong năm tới”.

p2807711a239657783
Ông Tạ Kim Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị Caixin Media Đài Loan (Ảnh: CNA)

Tổ chức kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc Tập đoàn Economist hôm 27/10 đã công bố 10 biến số lớn nhất tăng trưởng và lạm phát kinh tế toàn cầu năm 2022: 

  1. Mối quan hệ Mỹ – Trung xấu đi sẽ khiến kinh tế toàn cầu hoàn toàn rời rạc; 
  2. Thắt chặt tiền tệ nhanh chóng một cách bất ngờ khiến thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ; 
  3. Sụp đổ của ngành bất động sản Trung Quốc dẫn đến kinh tế nhanh chóng chững lại;
  4. Thắt chặt điều kiện tài chính của Mỹ và toàn cầu cản trở sự phục hồi của thị trường mới nổi;
  5. Sự xuất hiện virus biến chủng mới của bệnh viêm phổi Vũ Hán chứng minh nó có tính chống lại vắc-xin;
  6. Sự xáo động xã hội rộng rãi mang đến áp lực cho phục hồi toàn cầu; 
  7. Trung Quốc và Đài Loan bùng phát xung đột, khiến Mỹ tham gia vào;
  8. Mối quan hệ Trung Quốc và Liên minh châu Âu xấu đi rõ ràng;
  9. Hạn hán nghiêm trọng dẫn đến nạn đói;
  10. Cuộc chiến mạng giữa các quốc gia làm tê liệt cơ sở hạ tầng của các nền kinh tế lớn.

Về vấn đề này, ngày 30/10, ông Tạ Kim Hà có bài viết đăng trên Facebook cho biết, “trọng tâm của cốt lõi nhất của những biến số này là Trung Quốc”, bởi vì trong 30 năm qua kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, đã trở thành động lực lớn nhất kéo theo nền kinh tế thế giới tăng trưởng. Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới, sản phẩm công nghiệp của ngành sản xuất với lao động giá rẻ đã giảm bớt áp lực lạm phát toàn cầu. Nhưng “hiện tại cỗ máy dẫn động kinh tế toàn cầu tăng trưởng này dần dần suy yếu, đồng thời cũng mang đến những biến số chưa từng có cho toàn cầu,” ông Tạ nhận định.

Ông Tạ Kim Hà cho rằng năm 2022 có thể là một năm có biến số rất lớn, trong đó Trung Quốc chính là biến số lớn nhất toàn cầu. Đầu tiên là “đọ sức Mỹ – Trung mở rộng ra toàn cầu”, các nước lần lượt chọn phe. Mấy tháng gần đây sự thân thiện của các nước châu Âu đối với Đài Loan là chưa từng có, chính là sự thay đổi rõ ràng nhất.

Ông Tạ Kim Hà nói, trong cục diện căng thẳng địa chính trị, Đài Loan cũng đang đứng ở đầu sóng ngọn gió, trong khi Trung Quốc theo Mỹ tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang, đây cũng là một biến số địa chính trị. “Mấy năm qua, kinh phí quốc phòng và chi phí duy trì ổn định tại Trung Quốc ngày càng lớn, đều đã làm gia tăng áp lực cho nền kinh tế,” ông Tạ viết.

Một phương diện khác, hàng loạt các chính sách quản lý giám sát của chính quyền Bắc Kinh cũng đã tác động không nhỏ đến Trung Quốc. Ông Tạ Kim Hà phân tích, một khi bong bóng bất động sản bị chọc vỡ, thì ảnh hưởng e là khó có thể đánh giá được. Hơn nữa Mỹ – Trung đọ sức đã khiến cho kinh tế rời rạc, cũng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát toàn cầu, sự kết thúc của thời đại toàn cầu hóa, khó tìm được nơi sản xuất với lao động giá rẻ, kinh tế thế giới 3 thập kỷ qua đã xuất hiện biến đổi về chất và lượng. 

Cuối cùng ông Tạ Kim Hà nhấn mạnh, trong tình huống kinh tế, thương mại, chính trị thế giới đang trong cơn sóng ngầm cuộn trào mãnh liệt, hơi không chú ý thì sự kiện xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào, “ông Tập Cận Bình có khả năng là nhân vật quan trọng nhất động chạm đến dây thần kinh nhạy cảm của toàn cầu”.

Trên thực tế, cải cách kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục tiến hành đã thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của quốc tế. 

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Singapore Đồng Nguyệt Đình, hôm 29/10 đã tham gia qua truyền hình trực tiếp hội thảo nghiên cứu quốc tế của Ủy ban Đại Lục của Đài Loan. Bà chỉ ra, mặc dù ĐCSTQ liên tiếp gia tăng lực độ kiểm soát đối với quốc gia, nhưng không thể nào làm được 100%, bởi vì thành quả kinh tế của Trung Quốc sinh ra cản trở đối với sự giám sát quản lý.

Bà Đồng Nguyệt Đình chỉ ra, đối mặt với kinh tế tăng trưởng yếu, tầng lãnh đạo của Trung Quốc chỉ có thể tăng cường kích thích tăng trưởng thị trường trong nước, từ góc độ của nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình mà nói chính là thông qua chủ nghĩa dân tộc và tăng cường lực độ thống trị của ĐCSTQ. 

Tuy nhiên bà nhấn mạnh, tính hợp pháp của chính quyền ĐCSTQ và sự thay đổi của xã hội là có sự gắn bó chặt chẽ, muốn xã hội thịnh vượng thì ắt phải nới lỏng lực độ quản lý kiểm sát xã hội, thì mới có thể khiến xã hội giữ được sự thịnh vượng, đây cũng là chỗ của mâu thuẫn. Do đó, bà Đồng Nguyệt Đình cho rằng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tiến hành “cải cách” về kinh tế, nhưng nhịp độ sẽ có xu hướng chậm lại.

Minh Tư, Vision Times

Xem thêm: