Cứ điểm cuối cùng của Bitcoin

Trong bối cảnh sụp đổ lan tỏa trên thị trường tiền số sau cú sập đầy kịch tính của đế chế FTX, chúng ta hãy thử nhìn lại vị trí của Bitcoin.

(Nguồn: Sergei Elagin/ Shutterstock)

Giá trị của bitcoin đạt đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021, sau đó lao dốc xuống còn 17.000 USD vào giữa tháng 6/2022. Kể từ đó, giá trị dao động quanh mức 20.000 USD.

Phải chăng đó là nhịp nghỉ xả hơi chuẩn bị cho đỉnh cao mới, thỏa theo kỳ vọng của những người ủng hộ Bitcoin? Hay rất có thể đó là gắng gượng thở dốc cuối cùng trước khi rời khỏi sân khấu? Thật ra đã có nhiều dấu hiệu từ trước khi FTX phá sản, và tiếp đó khiến giá bitcoin xuống dưới 16.000 USD vào những ngày cuối cùng tháng 11/2022.

Bitcoin rất hiếm được dùng trong các mua bán hợp pháp.

Năm 2008, một người mang tên giả Satoshi Nakamoto đã đưa ra những đề xuất để lập ra Bitcoin, và nó đã được tạo ra với mục đích vượt qua hệ thống tiền tệ và tài chính hiện có, bằng công nghệ tiền số phi tập trung hoạt động trên toàn cầu. Rồi người ta gọi nó với cái tên đầy hứa hẹn, “tiền của tương lai”.

Tuy nhiên, thiết kế của Bitcoin cùng một số thiếu sót về công nghệ, đã khiến nó trở thành một phương tiện thanh toán tiềm ẩn nhiều vấn đề: Các giao dịch bằng Bitcoin thực sự cồng kềnh, chậm chạp và tốn kém. Bitcoin chưa bao giờ được dùng ở mức độ đáng kể nào trong hệ thống giao dịch hợp pháp tại thế giới hiện thực.

Nói giao dịch hợp pháp ở đây là nói các mua bán mà Bitcoin được dùng thay thế cho tiền tệ truyền thống. Không tính chuyển đổi giữa các loại tiền, hay các giao dịch ngoài kiểm soát của pháp luật.

Vào giữa những năm 2010, các phương tiện truyền thông đưa ra những viễn cảnh rằng giá trị của Bitcoin chắc chắn sẽ tăng lên một tầm cao mới. Nhưng trải qua thực tiễn, Bitcoin không phù hợp như một phương thức đầu tư: Tự nó không tạo ra dòng tiền (như bất động sản có thể cho thuê) hoặc sinh cổ tức (như cổ phiếu), không thể được sử dụng để tạo ra giá trị (như hàng hóa) hoặc mang lại lợi ích xã hội (như vàng có thể dùng để chế tạo sản phẩm).

Nghĩa là, định giá thị trường của Bitcoin về căn bản chính là dựa trên cơ chế đầu cơ.

Duy trì bong bóng đầu cơ phải dựa vào dòng tiền mới chảy vào. Phải luôn có tiền đổ vào. Bitcoin cũng đã nhiều lần được hưởng lợi từ làn sóng các nhà đầu tư mới. Các thao tác của các sàn giao dịch riêng lẻ hoặc nhà cung cấp sự ổn định trong các đợt đầu tiên đã được khẳng định rõ ràng. Nhưng đến khi bong bóng vỡ hoặc rơi vào trạng thái bất ổn định, thì tình hình sẽ khác.

Các nhà đầu tư lớn về Bitcoin là tác nhân có động lực mạnh nhất mong muốn duy trì trạng thái đi lên của thị trường Bitcoin.

Các nhà đầu tư lớn về Bitcoin là tác nhân có động lực mạnh nhất mong muốn duy trì trạng thái đi lên của thị trường Bitcoin. Vào cuối năm 2020, một số công ty bắt đầu tự bỏ tiền của riêng mình để quảng cáo cho thị trường Bitcoin. Một số công ty đầu tư mạo hiểm vẫn đang đầu tư mạnh mẽ. Bất chấp “mùa đông tiền số” đang diễn ra, các khoản đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm vào ngành tiền số và blockchain đã đạt tổng trị giá 17,9 tỷ USD tính đến giữa tháng 7 năm nay.

Quy định của luật pháp có thể bị hiểu lầm thành mọi thứ đã hoàn toàn được khẳng định.

Các nhà đầu tư lớn cũng tài trợ cho những người vận động hành lang, qua đó gây tác động tới các nhà lập pháp và cơ quan quản lý. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, số lượng người vận động hành lang cho ngành tiền số đã tăng gần gấp ba lần từ 115 vào năm 2018 lên 320 vào năm 2021.

Các nhà lập pháp dường như đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường Bitcoin bằng cách tạo ra giá trị ảo cho tiền số, khi họ ban hành những quy định, ví như quy định cho rằng tài sản tiền số cũng thuần túy như bất kỳ loại tài sản nào khác.

Nhưng quy định chỉ là quy định, nó không thể thật sự trừ bỏ những rủi ro của tài sản tiền số. Những rủi ra mà loại tài sản khác không có, hoặc không có ở cấp độ như tiền số. Đây là thực tế không thể tranh cãi giữa các cơ quan quản lý.

Vào tháng 7, Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã kêu gọi các thị trường và tài sản tiền số phải tuân theo chuẩn tắc chung, tức là phải ra các quy định giám sát ở mức độ tương xứng với khả năng rủi ro tiềm ẩn — theo học thuyết chuẩn tắc “rủi ro bao nhiêu, thì phải có quy định điều tiết bấy nhiêu”.

Tuy nhiên, luật về tài sản tiền số đôi khi được phê chuẩn chậm trễ trong những năm gần đây, và việc triển khai cũng thường thêm chậm trễ nữa. Ngoài ra, các khu vực pháp lý khác nhau không tiến hành đồng bộ và thống nhất mục tiêu. Ví dụ, mặc dù EU đã đồng ý về gói quy định toàn diện với Quy định về Thị trường Tài sản Tiền điện tử (MICA), nhưng Quốc hội và chính quyền liên bang ở Hoa Kỳ vẫn chưa thể thống nhất về các quy tắc chặt chẽ.

Kiên trì ngoan cố rằng phải bằng mọi giá để giành không gian cho cải cách đổi mới.

Quy định hiện tại về tiền số một phần được định hình bởi những quan niệm sai lầm. Như kiên trì ngoan cố vào niềm tin rằng phải bằng mọi giá để giành không gian cho cải cách đổi mới. Vì Bitcoin dựa trên một công nghệ mới —DLT/Blockchain— nên nó hứa hẹn tiềm năng chuyển đổi cao.

Nhưng trên thực tế, mặc kệ người ta đặt kỳ vọng vào nó cao đến đâu, cho đến nay công nghệ tiền số vẫn chỉ đem lại lợi ích rất hạn chế cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Còn nữa, một công nghệ mới đầy triển vọng, không đồng nghĩa rằng các sản phẩm dựa trên nó cũng sẽ mang lại giá trị lớn. Độ tinh xảo của công nghệ không phải bao giờ cũng đem lại tính thực dụng của sản phẩm tạo ra trên nền tảng công nghệ đó.

Những quy định về xử phạt, yêu cầu về bảo hiểm và quản lý tài sản, cũng giúp các nhà đầu tư nhỏ cảm thấy tiếp cận bitcoin dễ dàng hơn.

Bitcoin là một tác nhân ô nhiễm và tiêu tốn năng lượng.

Cũng cần lưu ý rằng hệ thống Bitcoin là một tác nhân gây ô nhiễm chưa từng có.

Đầu tiên, nó tiêu thụ năng lượng ở tầm cỡ quốc gia. Khai thác bitcoin được ước tính tiêu thụ điện mỗi năm tương đương với lượng điện phục vụ cho Áo.

Thứ hai, nó tạo ra hàng núi chất thải phần cứng. Một giao dịch Bitcoin tiêu thụ phần cứng tương đương với phần cứng của hai điện thoại thông minh. Toàn bộ hệ thống Bitcoin tạo ra nhiều rác thải điện tử như toàn bộ Hà Lan.

Cách làm phung phí tài nguyên này của hệ thống không phải là một sơ sót trong thiết kế mà có thể chỉnh sửa được sau này. Trái lại, nó là một tính năng bắt buộc của tiền số và không thể nào cải tiến. Đó là một trong nhân tố bắt buộc để đảm bảo tính toàn vẹn của đồng tiền số trong một hệ thống hoàn toàn phân tán.

Lăng-xê Bitcoin mang lại rủi ro về uy tín cho các ngân hàng.

Vì Bitcoin vẫn chưa có vị thế trong hệ thống thanh toán hợp pháp, và nó cũng không được tính là hình thức đầu tư tốt, cho nên các tổ chức tài chính không nên coi nó như các khoản tài chính thông thường. Họ nên cảnh giác với những thiệt hại lâu dài nếu họ đứng ra thúc đẩy đầu tư cho Bitcoin, mặc dù họ có thể kiếm được lợi nhuận trong ngắn hạn.

Tài chính là ngành dựa vào uy tín mà sinh tồn. Tác động tiêu cực đến quan hệ khách hàng và thiệt hại về uy tín, sẽ có thể dẫn đến ảnh hưởng rất sâu rộng một khi các nhà đầu tư Bitcoin tiếp tục thua lỗ.

Bài đăng trên BLOG của ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu)
Được dịch và biên tập sang tiếng Việt bởi Trí Thức VN.
Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả, có thể không phải là quan điểm của ECB cũng như của Trí Thức VN.

Ulrich Bindseil và Jürgen Schaaf

Published by
Ulrich Bindseil và Jürgen Schaaf

Recent Posts

Việt Nam lại ‘rất quan ngại’ về những căng thẳng ở Biển Đông

Việt Nam rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông và…

4 giờ ago

Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh trong Quý I

Nông nghiệp Việt Nam vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng sản xuất xấp xỉ…

4 giờ ago

Tỷ giá USD ngân hàng bật tăng

Sau khi NHNN công bố tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng, tỷ giá USD…

4 giờ ago

Vụ khách hàng mất hàng chục tỷ đồng: Bắt nữ giám đốc Ngân hàng MSB

Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ…

4 giờ ago

Ông Biden gọi ông Putin là ‘đồ tể’

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chê bai người đồng cấp Nga Vladimir Putin lần…

6 giờ ago

Tổng thống Marcos của Philippines thề sẽ đáp trả ‘những cuộc tấn công’ của Trung Quốc

Philippines sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả phù hợp và hợp lý chống…

6 giờ ago