Categories: Kinh TếKinh doanh

Cước vận chuyển đường biển ‘phi mã’, doanh nghiệp xuất khẩu khốn đốn

Hiện nay, thực trạng thiếu container rỗng và kẹt kho bãi đã khiến cho giá cước vận tải lên cao đến mức quá sức chịu đựng về chi phí của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam. 

Xe tải chở hàng từ container vào kho hàng hóa tại một cảng công nghiệp tại TP.HCM. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Báo Tiền Phong đưa tin, giá cước mỗi container (40 feet) đi Châu Âu hiện nay từ 8000 – 10.000 USD. Tình hình thiếu container kéo dài cả năm nay và ngày càng nghiêm trọng khi nhu cầu vận chuyển tăng mạnh hơn do dịch bệnh tạm lắng xuống, theo ông Thái Như Hiệp – Giám đốc Công ty Vĩnh Hiệp (Gia Lai).

Để có đủ container, chúng tôi phải đưa hàng chạy đi khắp các cảng, khiến cho phí vận chuyển đội lên rất nhiều” – theo ông Đinh Gia Nghĩa – Phó TGĐ Công ty DOVECO (CN Gia Lai). Mức giá cước vận tải tàu biển thậm chí đang ở mức 11,000 – 12,000 USD/ container 40 feet đi thị trường Châu Âu và Mỹ. Nếu muốn đi hàng nhanh hơn còn phải thêm phí cao hơn.  

Các doanh nghiệp vừa phải đối mặt với vấn đề giá cước tăng quá cao, vừa phải chịu đựng thời gian vận tải dài hơn so với thời gian bình thường do kẹt kho bãi. Để vận chuyển một lô trái cây đến được Mỹ, thông thường mất 3 tuần thì nay cần thêm từ 3-4 tuần nữa để xuống hàng đưa về kho. Gây khó khăn cho các mặt hàng trái cây không thể để quá lâu như xoài, thanh long,… Ông Nguyễn Đình Tùng cho hay. Bên cạnh đó, các đối tác nước ngoài do không hài lòng về thời gian vận chuyển và chi phí có thể chuyển hợp đồng sang các nước khác.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp phải thách thức, trong khi đó giá vận tải của các nước Nam Mỹ đến Châu Âu chỉ khoảng 75% cước vận tải đến từ Việt Nam. Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết đã phản ánh tình hình cước phí vận tải lên các cơ quan và làm việc với các hãng tàu để tháo gỡ khó khăn trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế giá cước vận tải vẫn trên đà tăng cao khiến các doanh nghiệp ngày càng đối mặt với nguy cơ khó cạnh tranh và mất thị trường.

Bà Trần Thụy Quế Phương – Chánh văn phòng VASEP cho biết, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong tình trạng chi phí đầu vào liên tục tăng cao, ngoài ra còn có thêm chi phí phát sinh cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19. Tất cả yếu tố trên đang khiến các doanh nghiệp mất dần sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Quang Minh

Xem thêm:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

10 công nhân thương vong ở Yên Bái: Khởi tố 1 một nhân viên nhà máy xi măng

Nhân viên Trần Mạnh Hùng bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về…

1 giờ ago

Vụ Phúc Sơn: Bắt Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước cùng đồng phạm đã nhận hối lộ trong vụ án xảy…

2 giờ ago

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Công an Đắk Lắk khởi tố ông Bùi Quang Ninh do sai phạm hợp đồng…

4 giờ ago

Hà Nội truy thu thuế kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Trong quý 1/2024, qua thí điểm truy thu, có 28 cá nhân nộp 9,8 tỷ…

6 giờ ago

Anh Quốc loan báo gói viện trợ quân sự ‘lớn nhất trước nay’ cho Ukraine

Văn phòng của Thủ tướng Rishi Sunak phát đi tuyên bố cho biết, gói viện…

7 giờ ago

Sở hữu trí tuệ cảm xúc (EQ) đỉnh cao với những phương pháp này

Napoléon Bonaparte từng nói: “Một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình vĩ…

7 giờ ago