Categories: Kinh TếKinh doanh

Đăng cai World Cup lỗ nặng?

Những fan bóng đá khó có thể trách Qatar chi tiêu chặt chẽ. Quốc gia Ả-rập này đã chi 300 tỷ đô la Mỹ trong 12 năm kể từ khi giành được quyền đăng cai giải FIFA năm nay, trong khi chỉ dám kỳ vọng thu về 17 tỷ đô la cho nền kinh tế của mình.

(Nguồn: fifg/ Shutterstock)

Phần lớn chi phí được dùng cho xây dựng các công trình kiến trúc, như một hệ thống tàu điện ngầm mới sẵn sàng đón chào lượng du khách ước tính lên đến 1,5 triệu vào thời điểm cao nhất. Những nhà tổ chức tin tưởng rằng các công trình đó vẫn tiếp tục phục vụ có ý nghĩa kể cả sau khi mùa giải qua đi.

Biểu đồ chi phí đầu tư và thu nhập của các mùa giải World Cup, đơn vị tỷ đô la Mỹ. (Nguồn: Martin Müller et al., 9/2022)

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne, từ năm 1964 đến 2018, 31 trong số 36 sự kiện lớn (chẳng hạn như World Cup hoặc Thế vận hội mùa hè và mùa đông) đều lỗ nặng nề. Trong số 14 kỳ World Cup mà họ đã phân tích, chỉ có một kỳ đã từng có lãi: Nga năm 2018 đã tạo ra thặng dư 235 triệu đô la, nhờ một thỏa thuận khổng lồ về bản quyền phát sóng. Tuy vậy đó cũng chỉ là 4,6% lợi tức đầu tư. (Số liệu về World Cup của Mexico năm 1986 không đầy đủ. Nó có thể bị thâm hụt.)

Hầu như tất cả các chi phí chính rơi vào nước sở tại. FIFA, cơ quan chủ quản môn thể thao này, chỉ gánh chịu chi phí hoạt động. Tuy nhiên, FIFA mang về phần lớn doanh thu: bán vé, tài trợ và quyền phát sóng. Ví dụ, World Cup gần đây nhất đã mang lại cho FIFA 5,4 tỷ đô la, một phần trong số đó sau đó được chuyển cho các đội tuyển quốc gia.

Số liệu của Lausanne chỉ bao gồm các chi phí liên quan đến địa điểm, chẳng hạn như xây dựng sân vận động và hậu cần, hoặc như chi phí nhân sự. Chứ không tính đến chi phí của các hạng mục gián tiếp, như xây dựng tàu điện ngầm và khách sạn mới. Những hạng mục xây dựng đó thường vẫn hoạt động dài hạn, và cũng giúp thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng nhiều sân vận động xây dựng tốn kém cuối cùng không được sử dụng, hoặc không được sử dụng hiệu quả, và cũng hiếm khi thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng sở tại.

Cư dân của các quốc gia đăng cai vì thế sẽ đặt câu hỏi về lợi ích của việc chính phủ của họ chi hàng tỷ đô la cho các sự kiện thể thao lớn. Kết quả là dần dần có ít quốc gia tình nguyện đứng ra đăng cai cho giải thi đấu này. Bảy thành phố đấu thầu đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2016; nhưng cho năm 2024 chỉ có hai nhà thầu cuối cùng.

Những chi phí khổng lồ này là mới đối với thế giới thể thao. World Cup năm 1966, gồm 16 đội, có giá khoảng 200.000 đô la cho mỗi cầu thủ (theo giá năm 2018). Năm 2018, con số đó đã tăng lên 7 triệu đô la. Chi phí đã được thúc đẩy bằng cách xây dựng thêm nhiều sân vận động mới cho mỗi giải đấu. Ở Qatar, 7 trong số 8 sân vận động đã được xây dựng mới từ đầu; so với năm 1966, Vương quốc Anh không xây mới sân vận động nào.

Ngoài vấn đề kinh tế, Qatar cũng đang phải vật lộn để tạo dựng uy tín mà các thành phố đăng cai muốn thu hút. Theo một phân tích, 2/3 tin tức đưa tin trước thềm World Cup trên các phương tiện truyền thông Anh quốc là chỉ trích, tập trung vào thành tích nhân quyền tồi tệ của quốc gia sa mạc này. Rất nhiều fan bóng đá cũng tỏ vẻ không thích lệnh cấm rượu bia đột ngột tại các sân vận động. Dù là bên nào, đăng cai giải đấu không phải là điều hấp dẫn.

Thiên Đức, theo The Economist

Thiên Đức

Published by
Thiên Đức

Recent Posts

Ông Zelensky thúc giục Chủ tịch Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ 60 tỷ USD

Tổng thống Zelensky thúc giục Chủ tịch Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ…

4 phút ago

Plato: Cái đẹp sẽ dẫn đường cho linh hồn trở về với Thiên thượng

Thời gian đã chín muồi để tái hợp lý trí và sự ngây thơ, hòa…

6 phút ago

Bộ Công Thương đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước sẽ không tham gia vào việc điều hành…

8 phút ago

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán được tiết lộ, má bị loét, sống còn hơn chết

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên xảy ra tại Vũ Hán, trong đó một…

10 phút ago

Thủ tướng Scholz nói Đức không biết trước vụ tấn công khủng bố Moscow

Thủ tướng Đức Scholz nói hôm 28/3 rằng Đức không có thông tin trước về…

11 phút ago