Kế hoạch rút khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York của Didi Chuxing cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tiếp tục thắt chặt kiểm soát đối với các doanh nghiệp tư nhân và tăng cường thẩm tra các ngành công nghệ đang nắm giữ lượng lớn dữ liệu, và sẽ không tiếc hy sinh lợi ích của các nhà đầu tư toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cổ phiếu khái niệm Trung Quốc (cổ phiếu của công ty Trung Quốc niêm yết tại nước ngoài).

shutterstock 1416929015
(Ảnh minh họa: rafapress / Shutterstock)

Thứ Sáu tuần trước (ngày 3/12), ‘gã khổng lồ’ gọi xe trực tuyến Trung Quốc Didi Chuxing thông báo rằng họ sẽ hủy niêm yết tại Mỹ và chuyển đến Hồng Kông để niêm yết. Chỉ trong vài giờ, giá cổ phiếu của công ty đã đảo chiều từ mức tăng 16% thành mức giảm 12%.

Tính đến cuối ngày, giá cổ phiếu của Didi đã giảm mạnh hơn 22% xuống còn 6,07 USD/ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức 14 USD/ cổ phiếu vào thời điểm đầu niêm yết.

Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm trước, Didi vẫn là tâm điểm của Phố Wall, khi tiến hành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thu hút được nhiều sự chú ý ở New York, huy động hơn 4 tỷ USD từ các quỹ hưu trí Mỹ và các nhà đầu tư quốc tế.

Theo Bloomberg chỉ ra, giá cổ phiếu của Didi giảm mạnh do áp lực rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ từ ĐCSTQ, điều này đã khiến cổ phiếu khái niệm Trung Quốc đã lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ USD kể từ mức cao nhất trong tháng 2/2021. Chỉ số NASDAQ China Golden Dragon Index cũng ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.

Trước đó, một nguồn tin cho biết mục tiêu của Didi là nộp đơn đăng ký niêm yết tại Hồng Kông vào tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, theo Bloomberg chỉ ra, vẫn chưa chắc chắn rằng Hồng Kông sẽ phê chuẩn việc niêm yết Didi Chuxing, và quy mô của việc này là khá lớn và phải được xử lý cẩn thận để tránh kiện tụng có thể xảy ra.

Đồng thời có nguồn tin chỉ ra, ĐCSTQ có ý định cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài thông qua các thực thể có lãi có thể thay đổi (Variable Interest Entity, VIE) nhằm chặn lỗ hổng giúp ngành khoa học công nghệ Trung Quốc huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này một lần nữa cho thấy, khi đầu tư cổ phiếu khái niệm Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rủi ro giám sát rất lớn.

Gần đây, ĐCSTQ vẫn tăng cường kiểm soát đối với doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nắm giữ dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng như Didi.

ĐCSTQ liên tục gia tăng các biện pháp kiểm soát, cộng thêm việc Chính phủ Mỹ yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc cần phải áp dụng các quy tắc kiểm toán thống nhất, những người không tuân thủ các quy định sẽ bị hủy niêm yết, tất cả đều này khiến hoạt động niêm yết của các công ty Trung Quốc tại Mỹ nhanh chóng chững lại.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã tuyên bố vào thứ Năm tuần trước (ngày 2/12) rằng các công ty Trung Quốc niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ phải tiết lộ liệu họ thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các tổ chức chính phủ hay không, đồng thời phải cung cấp bằng chứng cho các cuộc kiểm tra kiểm toán.

Sam Le Cornu, một nhà quản lý Quỹ Macquarie ở Hồng Kông, nói với Bloomberg: “Vốn sẽ chỉ chảy đến những nơi có niềm tin.” “Nếu môi trường quản lý tiếp tục bị bao trùm bởi lớp sương mù không chắc chắn, thì mọi người sẽ không mua những cổ phiếu đó.”

Theo Reuters đưa tin, nhà phân tích Mitchell Kim, người đã đăng một bài viết trên nền tảng nghiên cứu đầu tư độc lập Smartkarma, cho rằng trong tương lai, các nhà đầu tư sẽ lo lắng hơn về các đợt IPO tại Mỹ của các công ty Trung Quốc.

Ông Mitchell Kim nói: “Các nhà đầu tư Mỹ có thể sợ đầu tư vào các công ty Trung Quốc, điều này có nghĩa là các công ty Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc thu được vốn của Mỹ.” “Đặc biệt là công ty công nghệ Trung Quốc có khả năng đối mặt với thách thức lớn hơn nữa, bởi vì có lượng lớn nhà đầu tư Trung Quốc đang ở Mỹ.”

Một số phân tích chỉ ra rằng chính quyền Bắc Kinh gây áp lực để Didi để hủy niêm yết có nghĩa là vào thời điểm mà mọi người ngày càng mất lòng tin vào Bắc Kinh, ĐCSTQ cho rằng họ không dựa vào Phố Wall để có được số tiền họ cần. Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ thà duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty Trung Quốc, còn hơn là để họ cởi mở với Mỹ.

Bloomberg chỉ ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rõ, các ưu tiên của ĐCSTQ bao gồm: bảo mật dữ liệu, tăng cường kiểm soát các công ty công nghệ khổng lồ và phân phối tài sản công bằng hơn trong khuôn khổ thịnh vượng chung.

Bloomberg cho biết: “Việc Didi rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy ông Tập Cận Bình ngày càng tin rằng ông ấy có thể đạt được các mục tiêu của mình mà không cần sự trợ giúp của thị trường vốn Mỹ.”

Theo Diệp Tử Vi, Epoch Times

Xem thêm: