Ngày 15/6 theo giờ địa phương, Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã công bố nghị quyết lãi suất mới nhất, nâng lãi suất chuẩn thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ 1,5% -1,75%. Đây là mức tăng lãi suất lớn nhất trong 28 năm, nhằm cố gắng giảm lạm phát trầm trọng đang ngày càng trầm trọng.

Federal Reserve
FED (Nguồn: Rdsmith4/ Wikimedia)

Goldman Sachs cho biết cách diễn đạt mới trong tuyên bố của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) có thể cho thấy rằng, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan đặt ra lãi suất, “kỳ vọng rằng trước khi nhìn thấy bằng chứng rõ ràng và thuyết phục cho thấy lạm phát đang chậm lại, việc tăng nhanh trong phạm vi mục tiêu là phù hợp”.

Thị trường kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất nhiều lần thêm 75 điểm cơ bản nếu dữ liệu lạm phát không bắt đầu giảm.

Trước đó, thị trường lãi suất Mỹ ước tính khả năng FED tăng lãi suất 75 điểm cơ bản cao tới 96,7%, điều này cho thấy các nhà đầu tư cũng ý thức được rằng lạm phát đang là vấn đề lớn cản trở nền kinh tế.

Động thái tăng tốc thắt chặt chính sách tiền tệ của FED đã làm chao đảo Phố Wall, khiến chỉ số S&P 500 sụt giảm thêm sau khi mất giá vào ngày 14/6 và buộc các nhà đầu tư phải đánh giá lại định giá cổ phiếu của Mỹ. Mặc dù sau khi cổ phiếu Mỹ giảm giá mạnh thời gian gần đây, nhưng giá của nó vẫn không thấp.

Biểu hiện ảm đạm của thị trường tài chính gần đây, đã phản ánh những lo ngại về khả năng của nền kinh tế Mỹ liệu có vượt qua được cú sốc hay không khi Cục Dự trữ Liên bang sắp tung ra đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

Ngày 14/6, thị trường chứng khoán Mỹ dao động trong biên độ hẹp, đều xuất hiện trạng thái giá lên xuống, chỉ số Dow Jones giảm 152 điểm, tương đương 0,5% và chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng 0,2%. Cả Nasdaq và S&P 500 đều đã ở trong thị trường giá xuống, hoặc thấp hơn ít nhất 20% so với mức cao gần đây của chúng.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng, thời điểm ảm đạm của thị trường có thể sớm qua đi, do nhiều lĩnh vực tiếp tục giảm trong năm nay và nền kinh tế Mỹ nhìn chung đang ở trạng thái tốt. Họ nói với The Wall Street Journal rằng với thị trường suy thoái trong năm nay, việc săn mua vào giá thấp đã không còn được ưa chuộng, mặc dù tâm lý tiêu cực thường là dấu hiệu báo trước cho sự phục hồi của thị trường.

Ngoài ra, các hành động tiếp sau của FED sẽ phụ thuộc vào việc nền kinh tế có phát triển theo đúng kỳ vọng hay không. Bộ Lao động Mỹ tuần trước đã công bố rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5, cao hơn mức dự kiến phổ biến của thị trường và là mức cao nhất kể từ tháng 12/1981.

Hoạt động kinh tế của Mỹ giảm trong quý đầu tiên và lạm phát vẫn ở mức cao, phản ánh sự mất cân bằng cung và cầu do đại dịch gây ra, giá năng lượng cao hơn và áp lực giá rộng hơn. FED kỳ vọng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2%, thị trường lao động tiếp tục mạnh và chính sách tiền tệ được thắt chặt một cách hợp lý.

Ngoài ra, chiến tranh Nga – Ukraine cũng gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Tác động của chiến tranh Nga – Ukraine đối với nền kinh tế Mỹ là không chắc chắn, nhưng trong ngắn hạn, các cuộc xung đột và các sự kiện liên quan có thể gây thêm áp lực gia tăng đối với lạm phát, và khiến hoạt động kinh tế gánh chịu áp lực.

Hồi tháng 5, ông Bob Schwartz, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho rằng FED đang cố gắng tăng lãi suất để hạ nhiệt áp lực lạm phát, nhưng việc này sẽ cần thời gian, vì các vấn đề chuỗi cung ứng chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện trong thời gian gần đây và lĩnh vực sản xuất đối mặt với áp lực chi phí rất lớn, nguy cơ rủi ro lạm phát lan rộng ra nhiều lĩnh vực ngày càng gia tăng.