Giá dầu thô Brent đã trở lại chạm mốc 120 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 30/5 khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định của châu Âu về các lệnh trừng phạt nhập khẩu dầu của Nga.

shutterstock 1928498843
Lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu dầu từ Nga của khối EU gặp trở ngại do một số quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Moscow. (Ảnh: Maksim Safaniuk/Shutterstock)

Hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 đạt 120,02 USD/thùng vào lúc 11 giờ sáng UTC (18 giờ Việt Nam) hôm 30/5, mức cao nhất trong hơn hai tháng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn của Mỹ đạt 115,72 USD/thùng. Liên minh châu Âu dự kiến sẽ họp vào ngày 30 và 31/5 để thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.

Châu Âu là nước mua năng lượng lớn nhất của Nga. Khoảng 27% lượng dầu thô nhập khẩu của khối trong năm 2021 đến từ Nga. Con số này lên tới khoảng 2,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong đó 35% được vận chuyển qua đường ống.

Bên cạnh đó, các nước thuộc khối EU như: Hungary, Slovakia, Bulgaria, Cộng hòa Séc không có khả năng thực hiện các bước chống lại dầu mỏ của Nga.

“Vẫn còn khá khó khăn cho nhóm châu Âu để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga trong thời gian tới. Điều đó nói rằng lệnh cấm nhập khẩu ngay lập tức là ít có thể xảy ra và nhu cầu có thể giữ cho giá dầu tăng lên trong thời gian tới”, Leona Liu, một nhà phân tích tại DailyFX (Singapore) cho biết.

Trong 5 gói trừng phạt vừa qua, EU đã nhắm mục tiêu vào hơn 1.000 cá nhân, ngân hàng và doanh nghiệp chủ chốt của Nga. Gói thứ sáu đã được công bố vào ngày 4/5 nhưng các quốc gia thành viên EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc thực hiện nó, vì một số quốc gia EU phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Moscow.

Hơn 60% dầu mỏ và 85% khí đốt tự nhiên của Hungary đến từ Nga. Slovakia và Cộng hòa Séc không giáp biển nên dựa vào đường ống Druzhba từ Nga để đáp ứng nhu cầu dầu mỏ của họ. EU đã đề xuất một quá trình chuyển đổi dài hơn cho ba quốc gia này cũng như 2 tỷ euro (2,15 tỷ USD) tài trợ để thúc đẩy cơ sở hạ tầng dầu mỏ.

Một nhà ngoại giao nói với tờ CNN rằng EU đang trong “giai đoạn cuối cùng” đồng ý với các điều khoản của lệnh cấm vận dầu mỏ nhưng cần thêm thời gian để thuyết phục các quốc gia như Hungary. Liên minh châu Âu chỉ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu tất cả 27 quốc gia thành viên đồng ý.

“Chúng tôi hiểu tình hình đặc biệt của họ, chúng tôi hiểu vấn đề an ninh của họ về nguồn cung, chúng tôi hiểu việc họ tìm kiếm sự đảm bảo để có thể giải quyết điều đó”, nhà ngoại giao nói.

Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 43% ngân sách liên bang của Nga từ năm 2011 đến năm 2020. Như vậy, bất kỳ lệnh cấm vận nào đối với dầu khí sẽ gây ra “một tổn thất tài chính đáng kể” cho Điện Kremlin, Tamas Varga của nhà môi giới dầu PVM nói với tờ CNBC.

Bất chấp ý định của EU làm tổn thương Nga vì đã tấn công Ukraine, việc mua dầu và khí đốt của Nga đang hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến, ông Tamas Varga chỉ ra.

“Trong trường hợp không có các biện pháp trả đũa bổ sung vững chắc, EU vẫn tài trợ cho Nga trong cuộc xung đột. Trong ba tháng đầu tiên của cuộc chiến, Moscow đã thu được năng lượng với giá trị 60 tỷ USD, đây gần như không phải là một phương thức để gây căng thẳng tài chính cho kẻ xâm lược”, ông Varga nói.