Các yếu tố như căng thẳng địa chính trị, chi phí sản xuất tăng cao và chính sách ‘Zero COVID’ của Trung Quốc đã thúc đẩy nhiều công ty đa quốc gia tìm kiếm nơi thay thế đặt trụ sở sản xuất để bảo vệ chuỗi cung ứng, theo đó một trong những điểm đến lý tưởng được chú ý là Việt Nam.

baochinhphu.vn3
Nhà máy Samsung tại khu công nghiệp (Ảnh: baochinhphu.vn)

Theo báo cáo khảo sát do Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam công bố ngày 16/6 năm nay, đại đa số công ty Đức đang phát triển tại Việt Nam đều lạc quan về tương lai và có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, gần 93% công ty Đức tham gia  khảo sát cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam; 64% công ty kỳ vọng hoạt động tốt hơn trong năm tới; 46% công ty Đức có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên.

Theo khảo sát, sự ổn định chính trị hiện nay ở Việt Nam và sự sẵn có của nguồn nhân lực chất lượng cao và tay nghề cao là những yếu tố quan trọng để các công ty Đức có kế hoạch mở rộng phát triển tại Việt Nam.

Vào ngày 15/6 năm nay, nhà cung cấp màn hình quan trọng tại Hàn Quốc là LG Display thông báo rằng họ sẽ huy động 1 tỷ USD từ các công ty tài chính toàn cầu để mở rộng dây chuyền sản xuất mô-đun OLED tại Việt Nam.

Ngày 9/6 nhà sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản hàng đầu thế giới là Murata Manufacturing thông báo sẽ xây dựng thêm nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử ô tô tại Đà Nẵng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường linh kiện ô tô điện.

Trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam hồi tháng Năm năm nay, CEO Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản cho biết, theo khảo sát của cơ quan này cho thấy 55% công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong 1- 2 năm tới.

Đồng thời công ty Apple của Mỹ cũng đang chuyển dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam. Việc Trung Quốc phong tỏa kéo dài nhiều tháng ở Thượng Hải đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple. Hồi tháng Tư, Giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple cho biết các yếu tố như hạn chế về nguồn cung… do dịch bệnh COVID-19 khiến Apple dự kiến ​​sẽ mất từ ​​4 – 8 tỷ USD doanh thu trong quý II năm nay.

Việc nhà cầm quyền Trung Quốc tuân thủ chính sách ‘Zero COVID’ đã khiến nhiều công ty xây dựng chuỗi cung ứng “Trung Quốc + 1”, theo đó chuyển hoạt động sản xuất ngoài nhu cầu nội địa của Trung Quốc sang các nước khác, một trong những nước hưởng lợi chính là Việt Nam.

GDP của Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước ASEAN. Chi phí sản xuất tương đối thấp khiến Việt Nam ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Giá nhân công trung bình ở Việt Nam là 2,99 USD / giờ, thấp hơn ở Trung Quốc.

Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam đã vượt 5 tỷ USD đối với 6 loại mặt hàng, trong đó đứng đầu là thiết bị và linh kiện cơ khí chiếm 16,4%; hai mặt hàng liên quan đến điện thoại di động và máy tính lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 chiếm tỷ trọng 14,3% và 10,6%, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả hai loại là 46,8 tỷ USD.

Ngay từ đầu năm 2019, nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất thế giới là Samsung Electronics của Hàn Quốc đã dừng toàn bộ hoạt động sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc vào và chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Vào tháng Hai năm nay, công ty này đã được chấp thuận đầu tư thêm 920 triệu USD vào thành phố Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên – Việt Nam để mở rộng sản xuất thiết bị di động.

Tập đoàn bán dẫn khổng lồ toàn cầu Intel của Mỹ hồi tháng Một năm ngoái thông báo sẽ đầu tư thêm 475 triệu USD vào các nhà máy ở Việt Nam để mở rộng sản xuất thiết bị bán dẫn.

Tập đoàn LEGO Đan Mạch vào tháng 12 năm ngoái đã công bố việc thành lập nhà máy liên doanh tại tỉnh Bình Dương Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Theo số liệu công khai, trong 5 tháng đầu năm nay Việt Nam đã thu hút hơn 11,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó vốn đầu tư từ Singapore là lớn nhất với khoảng 3 tỷ USD (chiếm 25%), tiếp theo là Hàn Quốc với 2,06 tỷ USD (chiếm 17,6%), và Đan Mạch với 1,32 tỷ USD (chiếm 11 %).