Theo thống kê, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Ukraine và Nga đến ngày 18 tháng này, hơn 400 công ty đã rút khỏi Nga.

shutterstock 337621415
(Nguồn: Grisha Bruev/ Shutterstock)

Tình hình Ukraine và Nga đang căng thẳng, cộng thêm các lệnh trừng phạt quốc tế như cấm vận Nga, nhiều nhà sản xuất lớn đã có động thái hưởng ứng. Ngoài ra, do chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nên một số công ty dù muốn duy trì cũng sẽ gặp khó khăn. LG Electronics là một trong số đó.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, LG Electronics đã đưa ra thông báo bằng văn bản cho biết họ đã tạm dừng các chuyến hàng đến Nga. Họ giải thích rằng nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng và TV của công ty ở Ruza, một thị trấn nhỏ ở phía tây Moscow, vẫn đang hoạt động, nhưng nếu các thành phần quan trọng được sử dụng hết, dây chuyền sản xuất có thể gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu.

Tập đoàn thực phẩm quốc tế Nestle đang phải đối mặt với một tình thế khó xử khác. Tổng hợp thông tin từ các phương tiện truyền thông, Nestle hiện đã cấm vận chuyển các mặt hàng không thiết yếu đến Nga, nhưng các sản phẩm của họ như đồ dùng cho trẻ em và thức ăn cho vật nuôi vẫn tiếp tục được cung cấp cho Nga. Điều này khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không hài lòng, ông yêu cầu công ty ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga.

Trước đó, các tổ chức như Goldman Sachs, Citigroup cho biết họ đang thu gọn hoặc thúc đẩy việc ngừng hoạt động tại Nga. Các công ty công nghệ bao gồm Apple và Google cũng như các công ty thanh toán Visa và Mastercard là những công ty đầu tiên rút khỏi Nga theo lệnh trừng phạt, theo sát phía sau là các thương hiệu bán lẻ như McDonald’s và Starbucks.

Ngày 20/8, Thủ tướng Ba Lan Mateus Morawiecki cho biết, Ba Lan đã đề xuất với Liên minh châu Âu (EU) rằng nên cấm hoàn toàn thương mại với Nga. Đồng thời kêu gọi thực hiện nghiêm các lệnh trừng phạt đối với Nga, hy vọng có thể cắt đứt hoàn toàn thương mại với Nga.

Theo CNBC đưa tin trích dẫn một báo cáo thống kê do Trường Quản lý thuộc Đại học Yale (Yale School of Management) cho biết, từ ngày 24/2 đến ngày 18/3, do hoạt động kinh doanh tại Nga đang đối mặt với tình kinh tế và chính trị phức tạp, đến nay đã có hơn 400 công ty rút khỏi Nga. 

Báo cáo đề cập rằng đối với một số thương hiệu nhất định mà nói, vì các mối quan hệ đối tác hoặc nhượng quyền thương mại địa phương, nên rất khó để họ có thể phá vỡ hoàn toàn hoạt động kinh doanh tại Nga. Trong đó có nhiều doanh nghiệp như ‘gã khổng lồ’ thức ăn nhanh Burger King và Subway, nhà bán lẻ Anh Marks & Spencer (M&S), các công ty chuỗi khách sạn như Accor và Marriott sẽ không thể rút hoàn toàn khỏi Nga. 

Trí Đạt