Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong (Kiên Giang) dự tính có thể phải cho toàn bộ công nhân nghỉ việc nếu từ nay đến tháng 12/2020 công ty này không ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

cong ty giay da my phong
Công nhân ra vào trước cổng Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong, tháng 3/2020. (Ảnh: travinh.gov.vn)

Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ Đài Loan, thành lập năm 2005. Doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất giày nữ xuất khẩu qua thị trường Âu Mỹ, lúc cao điểm có khoảng 28.000 công nhân làm việc.

Cuối tháng 1/2020, công ty có tổng số lao động là 13.994 người. Trong đợt đầu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), hơn 7.230 công nhân tại công ty phải luân phiên nghỉ chờ việc từ cuối tháng 2 đến hết tháng 3/2020 (nhận lương tối thiểu) do không nhập khẩu nguyên liệu được từ Trung Quốc. Tới cuối tháng 4, 917 công nhân hết hạn hợp đồng không được gia hạn, buộc phải nghỉ việc.

Công ty sau đó tuyển dụng nhỏ lẻ từ giữa tháng 7, tới đầu tháng 8 tạm ngưng.

Theo kế hoạch vừa thông báo, từ nay đến tháng 12/2020, nếu không ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, công ty sẽ tiếp tục cho 4.000 công nhân thôi việc trong tháng 10/2020 và cho thôi việc toàn bộ số công nhân còn lại trong tháng 11/2020. Hơn một tuần trước, công ty này đã cho thôi việc gần 3.000 công nhân tại phân xưởng tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú và hơn 1.000 công nhân ở các phân xưởng khác.

Theo VOV, ông Dương Quang Ngọc, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh – Xã hội tỉnh Trà Vinh thừa nhận nguồn việc làm tại công ty phụ thuộc hoàn toàn vào việc xuất khẩu được hàng.

Ông Ngọc nói: “Phương án đưa ra thì vậy, nếu từ đây đến tháng 12 ký được hợp đồng tiêu thụ sản thì công ty không những không đóng cửa mà còn thu thêm lao động. Bây giờ sản phẩm đầy kho không bán được vì vướng đầu ra mà đầu ra chủ yếu ở Mỹ, trong khi tình hình dịch bệnh ở Mỹ ngày một trầm trọng”.

Hồi tháng 1/2019, cận Tết Nguyên Đán, 10.142 công nhân trong tổng số 19.867 công nhân bị buộc phải nghỉ việc (chiếm 51%). Công ty lý giải do khách hàng lớn nhất của công ty tại Mỹ (chiếm hơn 70% tổng số lượng đơn hàng) nợ công ty gần 100 triệu USD có nguy cơ bị phá sản nên công ty ngưng toàn bộ đơn hàng của đối tác, dẫn đến cắt giảm lao động.

Nguyễn Minh

Xem thêm: