Categories: Kinh TếKinh doanh

Lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh nghiệp hàng không xin vay lãi suất 0%

Đứng trước quá nhiều khó khăn, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho các hãng hàng không khác vay ưu đãi tương tự như hãng Hàng không Vietnam Airlines.

Thiếu vốn: khó khăn bủa vây các hãng hàng không

Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA), Ông Bùi Doãn Nề nêu rõ khó khăn về vốn là cấp bách và quan trọng nhất đối với các hãng hàng không hiện nay.

Từ khi bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng. Các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiệt” – Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) cho biết.

VABA đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình lên Chính phủ cho các hãng hàng không khác được vay gói tái cấp vốn 4.000 – 6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như thực hiện với Vietnam Airlines thời gian qua.

Mặc dù đã cố gắng tối ưu hóa hoạt động khai thác và duy trì sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các loại tài sản trong năm 2020, các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways,… vẫn không tránh khỏi khó khăn, cạn nguồn lực tài chính.

Để tháo gỡ khó khăn, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam còn kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ như:

  • Vay gói ưu đãi lãi suất 25.000 – 30.000 tỷ đồng, Nhà nước cấp bù lãi suất 4-5%, nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư – thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì, duy trì hoạt động và phát triển trong và sau dịch.
  • Điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay về mức tối thiểu trong biểu thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành, về mức 1.000 đồng/lít, thấp hơn 500 đồng/lít so với đề xuất của Bộ Tài chính.
  • Đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không và sân bay Việt Nam: Cho phép áp dụng khung giá với mức tối thiểu bằng 50% mức tối thiểu, mức tối đa bằng 50% mức tối đa quy định tại Thông tư số 53/2019 của Bộ Giao thông vận tải từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
  • Giảm 50% phí dịch vụ tại nhà ga trong năm 2022 đối với khách bay nội địa để góp phần kích cầu du lịch.

Theo VnExpress, trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồi tháng 6, VABA cho rằng hàng không Việt có thể lỗ tới 15.000 tỷ trong năm 2021. Thời điểm đó, doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ tín dụng. 

  • VietJet đề nghị được vay tín dụng 4.000-5.000 tỷ đồng năm 2021-2023 và được hỗ trợ lãi suất khoảng 4%.
  • Bamboo Airways đề nghị được vay dài hạn 5.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 0% và 5.000 tỷ đồng vay dài hạn khác từ các ngân hàng thương mại với lãi suất hỗ trợ.

Các hãng hàng không Việt Nam đã lỗ trên 18.000 tỷ đồng, doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019, theo VnExpress đưa tin. Với đợt bùng phát dịch COVID gần nhất giữa năm 2021, có thể dự đoán rằng các hãng hàng không vẫn chưa thể phục hồi và vượt qua rủi ro.

Tăng tần suất bay tháng 12 và Tết Nguyên Đán Nhâm Dần

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định tăng đồng loạt tần suất bay của các đường bay nội địa trong tháng 12. Điều này cũng góp phần giúp các hãng hàng không duy trì hoạt động và có cơ hội tăng doanh thu bán vé vào những dịp Lễ Tết.

Theo tapchihangkhong, từ ngày 2/12, Vietjet Air sẽ tăng lên 6 chuyến khứ hồi/ngày trên các đường bay trục chính: Hà Nội – Đà Nẵng, Hà Nội – TP.HCM và Đà Nẵng – TP.HCM.

Bên cạnh đó, Vietjet Air tiếp tục khai thác ổn định toàn mạng bay, kết nối Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến các tỉnh thành. Ví dụ như : TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa, Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang. Hà Nội đi Phú Quốc, Nha Trang, tăng cường đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân.

Theo phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam, Bamboo Airways sẽ tăng tần suất khai thác đường bay như sau:

  • Hà Nội – TP.HCM lên 3 – 4 chuyến khứ hồi/ngày trong nửa đầu tháng 12 và tiến tới khai thác 4 – 5 chuyến khứ hồi/ngày từ ngày 15/12/2021.
  • Các đường bay Hà Nội/TP.HCM – Đà Nẵng khai thác với tần suất 2-3 chuyến khứ hồi/ngày. Ngoài ra, các đường bay khác sẽ khai thác tối đa 2 chuyến khứ hồi/ngày.

Còn với Vietnam Airlines Group (gồm các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) dự kiến thực hiện khoảng 140 chuyến bay mỗi ngày trên gần 40 đường bay trong tháng 12 này.

Những ngày qua, theo ghi nhận trên các trang bán vé trực tuyến của các hãng: VNA, Bamboo Airways, Vietjet Air, số lượng chuyến bay nội địa đã tăng lên là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của biến thể COVID mới Omicron, việc mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ vẫn còn là một dấu hỏi trong thời gian tới.

Quang Minh (t/h)

Xem thêm:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Tập đoàn Thuận An dừng thi công hai gói thầu cải tạo kênh dài nhất TP.HCM

Tập đoàn Thuận An bị BQL dự án TP.HCM gửi công văn yêu cầu phản…

24 phút ago

Phiên tòa xử ông Trump tại New York đã chọn xong 12 thành viên bồi thẩm đoàn

Phiên tòa hình sự xét xử cựu Tổng thống Donald Trump tại New York vào…

57 phút ago

Đồ điện rẻ như bắp cải tại Hội chợ Quảng Châu, nhà xuất khẩu tuyệt vọng

Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc, hay còn gọi là Hội chợ Canton hay…

1 giờ ago

Phố Wall để cho hàng tỷ USD rót vào các công ty Trung Quốc trong danh sách đen

Các tổ chức tài chính Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD tiền cho các…

2 giờ ago

Gián điệp Trung Quốc nhắm vào công nghiệp Hà Lan để tăng cường sức mạnh quân sự

Gián điệp Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp bán dẫn,…

2 giờ ago

4 điều cần buông bỏ để trưởng thành hơn

Đời người nếu như cố chấp quá mức thì đều là khổ, "buông bỏ" mới…

3 giờ ago