Sáng kiến ​​ gây tranh cãi “Vành đai và Con đường” do Chính phủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất đã khiến nhiều nước bị rơi vào bẫy nợ. Dự án “Đường sắt Trung – Lào” ở Lào đang được triển khai và dự kiến hoàn thành vào cuối năm sau với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế của Lào, nhưng giờ đây bị cáo buộc phải đối mặt với áp lực nợ lớn, đồng thời phải chịu đựng nguy hại từ dự án đối với môi trường sinh thái bản địa.

p2406671a823536028
Sơ đồ về Sáng kiến “​​Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ (Nguồn ảnh: VOA)

Dự án “Đường sắt Trung – Lào” là kế hoạch liên kết chiến lược giữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc và khát vọng của Lào “chuyển đổi từ nước phong bế giao thông thành nước liên kết giao thông”. Dự án bắt đầu từ Boten thuộc thành phố biên giới Trung – Lào ở phía bắc kéo dài đến thủ đô Viêng Chăn ở phía nam, có tổng chiều dài 414 cây số, được khởi công vào tháng 12/2016 và dự kiến ​​thông xe vào tháng 12/2021.

Theo SCMP của Hồng Kông, “Đường sắt Trung – Lào” đã tiêu tốn tổng cộng 6 tỷ USD (đô la Mỹ), từ khi bắt đầu xây dựng đến nay đã đào được tổng số 200 cây số đường hầm và xây dựng được tổng chiều dài 62 cây số với hai cây cầu, đã băng qua sông Mekong cuồn cuộn sóng lớn.

Lào theo chủ nghĩa cộng sản với chế độ độc đảng là Đảng Cách mạng Nhân dân, được đánh giá là một trong những nước nghèo nhất châu Á, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ khoảng 19 tỷ USD. Chính quyền Lào kỳ vọng “Đường sắt Trung – Lào” sau khi hoàn thành sẽ giúp giảm chi phí xuất khẩu và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế để cải thiện mức sống của đất nước với dân số khoảng 7 triệu người này.

Thông tin chỉ ra, thực tế Lào cũng bị lên án giống như các nước khác tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, và “Đường sắt Trung – Lào” cũng gây tranh cãi. Người dân Lào than oán nhiều người không chỉ bị tước đoạt đất đai mà thương giới Trung Quốc cũng ngày càng áp đảo, ĐCSTQ đã cho khoảng 50.000 công nhân Trung Quốc qua Lào để xây dựng đường sắt khiến Lào không khác gì bị người Trung Quốc tiếp quản.

Giới chức trách Trung Quốc thường tuyên bố rằng “Vành đai và Con đường” là phiên bản Trung Quốc của “Kế hoạch Marshall” (là kế hoạch khôi phục châu Âu sau Thế chiến II), nhưng trong mắt người nước ngoài thì “Vành đai và Con đường” chỉ là một kế hoạch của ĐCSTQ vì lợi ích của chính họ. Bởi vì khác với hỗ trợ phát triển quốc tế lãi suất thấp hoặc không lãi suất, ĐCSTQ đặt lãi suất tài trợ cho “Vành đai và Con đường” cao hơn so với giá thị trường, không chỉ các nhà thầu xây dựng đường sắt và cảng đều giao cho công ty Trung Quốc mà cả nguyên vật liệu cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc, và thậm chí lao động là người Trung Quốc.

Đáng lo ngại nhất có lẽ là áp lực nợ nần mà “Đường sắt Trung – Lào” sẽ gây ra cho nước Lào. Bởi vì cho đến nay Lào đã vay 3,5 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, khoản tiền này cơ hồ chiếm gần 20% GDP của Lào.

Năm ngoái, Viện Lowy (tổ chức tư vấn chính sách trụ sở tại Sydney nước Úc) cho biết tổng số nợ của Lào đối với Trung Quốc đã chiếm 45% GDP của Lào, vượt xa các nước khác tham gia vào “Vành đai và Con đường” trong cùng nghiên cứu.

Đồng thời, tăng trưởng kinh tế của Lào cũng bắt đầu chậm lại, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), do ảnh hưởng của thiên tai lên nền nông nghiệp bản địa khiến tăng trưởng kinh tế của Lào đã giảm từ 6,3% năm 2018 xuống 4,8% năm 2019; và đến năm 2020 với đợt bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ khiến tình hình kinh tế của Lào trở nên tồi tệ hơn.

Mặt khác, giới môi trường sinh thái đã cảnh báo thực trạng ảnh hưởng của dự án đường sắt đối với môi trường sống của các loài động thực vật hoang dã, đã gây nhiều ảnh hưởng xấu. Nikki Brown của tổ chức phi lợi nhuận “Free the Bears” ở Lào chỉ ra rằng do người Trung Quốc rất thích ăn động vật hoang dã, khiến cứ dịp gần Tết nông lịch là lại rầm rộ buôn bán động vật hoang dã ở thị trường bản địa. Lo ngại rằng tuyến đường sắt đi thẳng đến Trung Quốc này sẽ làm gia tăng hoạt động buôn bán trái phép mật gấu và các sản phẩm động vật hoang dã khác có thể dùng làm thuốc.

Y Bình

MỜI XEM VIDEO: “Giữa thời biến động, thoái ĐCSTQ là cấp thiết”

Xem thêm: