Trải qua 7 vòng trừng phạt quốc tế liên tiếp trong 8 tháng qua, nền kinh tế Nga không sụp đổ như dự kiến ban đầu của ngoại giới.

56m4QM2ondanjlR30A6EPwCNA5HBJQRn
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Kremlin.ru)

Tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel mới đây đã công bố một cuộc khảo sát, trong đó phân tích những lý do tại sao Nga vẫn có thể trụ vững, và dự đoán rằng hiệu lực của các lệnh trừng phạt vào cuối năm nay sẽ bắt đầu thể hiện sức mạnh và công phá “pháo đài” kinh tế được xây dựng bởi Tổng thống Nga Putin.

Hiện tại, cuộc chiến Ukraine – Nga đang đi vào bế tắc. Tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng euro tiếp tục đạt mức cao mới 10,7% vào tháng 10, nhưng nền kinh tế Nga vẫn có thể hỗ trợ cuộc chiến tại Ukraine, và thậm chí thu nhập tài chính từ tháng 1 đến tháng 9 đạt mức cao nhất là 198,4 tỷ euro, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Trước ảnh hưởng của những thông tin sai lệch do Nga và đồng minh của Nga (Trung Quốc/ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)) lan truyền, đã có những tiếng nói nghi ngờ, trong đó bao gồm cả thông tin rằng lệnh trừng phạt của EU là “tự lấy đá đập vào chân mình”(?). Chiến lược “Pháo đài nước Nga” (Fortress Russia) của chính quyền Putin đối với nền kinh tế thời chiến liệu có thành công?

Vào cuối tháng 10, một báo cáo do Viện Kinh tế Châu Âu và Toàn cầu Bruegel công bố cho biết ban đầu Ngân hàng Trung ương Nga thực sự đã chống lại cuộc khủng hoảng tài chính dưới các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ một cách hiệu quả, nhưng tiếp theo, “pháo đài” kinh tế của ông Putin có thể bị phá vỡ. Báo cáo của Bruegel lần đầu tiên giải thích lý do khiến Nga tăng mạnh doanh thu tài chính trong 3 quý đầu năm nay là do giá dầu và khí tự nhiên quốc tế tăng cao, khiến xuất khẩu của nước này có lãi, và nhập khẩu chịu các lệnh trừng phạt từ châu Âu và Mỹ. Theo ước tính, doanh thu tài chính cả năm nay sẽ đạt mức 240 tỷ euro, và năm sau sẽ đạt mức 100 tỷ euro. Kho bạc nhà nước Nga sẽ trở thành cỗ máy rút tiền chiến tranh của ông Putin để tiếp tục cung cấp nguồn tiền cần thiết cho cuộc xâm lược Ukraine.

Báo cáo tiếp tục cho biết, sau khi nguyên liệu thô được tính bằng đồng rúp (do châu Âu và Mỹ đã rút Nga khỏi hệ thống trao đổi thông tin tài chính quốc tế), thu nhập giảm mạnh, cộng thêm chi phí chiến tranh khá lớn, dẫn đến và Chính phủ Liên bang Nga đã xuất hiện thâm hụt tài khóa 1.450 tỷ rúp từ tháng 6 đến tháng 8. Để giảm thâm hụt, chính quyền Putin có thể giảm chi tiêu, nhưng điều này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong trung và dài hạn. Báo cáo cũng ước tính rằng khoảng 2/3 hệ thống ngân hàng Nga không thể trao đổi với các nước châu Âu và Mỹ (về giá trị tài sản), và trong nửa đầu năm, đã có khoản lỗ 25 tỷ euro do sự sụt giảm mạnh trong kinh doanh ngoại hối.

Các lệnh trừng phạt tài chính quốc tế đã có hiệu lực, rắc rối lớn của Nga bắt đầu?

Hiện tại, châu Âu vẫn duy trì một số giao dịch dầu và khí đốt tự nhiên với Nga, tuy nhiên, với việc Liên minh châu Âu cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu của Nga từ năm sau, và nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên của Nga tiếp tục giảm, lúc đó, những rắc rối về tài chính của Nga mới thực sự bắt đầu. Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng việc đồng rúp tăng giá thực chất chỉ là hiện tượng bề mặt, con số chủ chốt là khối lượng giao dịch ngoại hối đã giảm mạnh chỉ còn 1/3 mức trước chiến tranh, đồng nghĩa với việc các lệnh trừng phạt tài chính ở châu Âu và Hoa Kỳ đã hoạt động hiệu quả, và bởi vì Ngân hàng Trung ương Nga kiểm soát các biện pháp kiểm soát hối đoái, vì vậy sức mạnh của đồng tiền Nga không phản ánh sức khỏe kinh tế của đất nước.

Mặt khác, Bruegel cũng dự đoán rằng GDP của Nga sẽ giảm từ 5% đến 6% trong năm nay, mặc dù nó thấp hơn một nửa so với mức 12% đến 15% mà một số học giả ước tính trước đó, nhưng tác động tới nền kinh tế Nga trong trung và dài hạn sẽ lần lượt xuất hiện. Về lĩnh vực công nghiệp, năm nay đã chứng kiến ​​sự sụt giảm sản xuất trong lĩnh vực ô tô và hàng không của Nga do sự cản trở của chuỗi cung ứng quốc tế, thậm chí là sự ra đi của các nhân tài kỹ thuật trình độ cao; đồng thời, sự rút lui của nguồn vốn nước ngoài khỏi thị trường Nga, đều sẽ khiến nền kinh tế Nga khó trở lại trạng thái cũ.

Sau khi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga mất thị trường lớn nhất trong khối EU, mặc dù một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã chớp thời cơ mua với giá rẻ, nhưng một mặt, đường ống dẫn khí đốt thứ hai của Nga sang Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm mới được xây dựng xong; mặt khác, những quốc gia này trong tương lai vẫn có khả năng sẽ ép giá Nga. Cộng thêm con đường thương mại năng lượng của Nga chủ yếu dựa vào ngành tài chính châu Âu và Mỹ bảo hiểm sẽ bị cắt đứt, vì vậy trụ cột kinh tế của ông Putin đã bị thiệt hại nặng nề, và cho dù kết quả của cuộc chiến có ra sao, thì nước Nga trong tương lai sẽ bị tẩy chay và cô lập bởi ít nhất một nửa thế giới do châu Âu và Mỹ dẫn đầu.

Ông Maximilian Hess, một cựu học giả Viện nghiên cứu Chính sách Quốc tế (FPRI) tại Mỹ, thậm chí còn gọi tình hình hiện tại của Nga là “Triều Tiên hóa” và thu nhập khả dụng của các gia đình Nga đã bị giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc xâm lược Crimea năm 2014. Ông Maximilian Hess tin rằng miễn là ông Putin còn cầm quyền thì kinh tế tư nhân sẽ càng sa sút. Do đó, 7 vòng trừng phạt liên tiếp chống lại Nga của phe dân chủ toàn cầu trên thực tế có thể có hiệu quả, nhưng vẫn cần hợp tác quốc tế nhiều hơn để ngăn chặn các kẽ hở, thì mới có thể gây áp lực lớn hơn lên ông Putin và sớm kết thúc cuộc chiến tranh này.