Tính từ đầu năm đến nay, mỗi tháng có bình quân 17.600 doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh. Lũy kế 5 tháng/2023, con số này lên tới 88.000 doanh nghiệp.

nguoi lao dong duoc ho tro tien thue nha chinh phu ho tro nguoi lao dong tien thue nha lao dong chua nhan duoc tien ho tro chinhphu.vn
Các ngành nghề xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam đều sụt giảm như: da giày, dệt may, đồ gỗ, v.v… (Ảnh minh họa: chinhphu.vn)

Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có 88.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh (tăng 22,6%) so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân một tháng có 17.600 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Trong đó, 55.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 20,3%), 25.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 34,1%), 7.300 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 6,5%).

Tính riêng trong tháng 5, cả nước có hơn 5.360 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2022), gần 4.720 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, hơn 1.220 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký kinh doanh đang có xu hướng giảm xuống. Trong tháng 5, cả nước chỉ có hơn 12.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 103.700 tỷ đồng.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, cả nước có chỉ hơn 61.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (thấp hơn số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 88.000 doanh nghiệp). Như vậy, tính trung bình, cứ 10 doanh nghiệp thành lập mới thì có 14 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm cũng kéo theo tỷ lệ lao động cũng giảm. Số lao động hoạt động theo doanh nghiệp đăng ký trong 5 tháng đầu năm nay chỉ có 405.900 lao động (giảm 7,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước).

Vừa qua, tại TP.HCM, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam – doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn nhất ở thành phố vừa tiếp tục thông báo dự kiến cắt giảm thêm hơn 5.700 lao động trong tháng 6 và 7, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh về xuất nhập khẩu từ quý 4/2022 đến nay.

Dự kiến ở lần giảm lao động này, công ty sẽ cắt giảm 5.744 người có hợp đồng không xác định thời hạn, tương đương 10% tổng số 50.500 lao động.

Cụ thể, đợt 1 công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 4.519 người vào cuối tháng 6. Đợt 2 công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 1.225 người vào đầu tháng 7.

Từ cuối năm ngoái, nhà máy phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, sắp xếp lao động nghỉ luân phiên, thỏa thuận ngừng việc, bố trí công nhân sang các xưởng sản xuất. Trước đó, vào tháng 2/2023, công ty đã cắt giảm hơn 2.300 lao động.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/5, xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm khoảng 40 tỷ USD so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn cả 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát.

Đức Minh