Ngày 9/10, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thông báo, Mỹ sẽ áp thuế mới với lượng nhôm tấm trị giá 1,96 tỷ USD nhập khẩu từ 18 quốc gia sau khi xác định mặt hàng này bị bán phá giá vào Mỹ.

Embed from Getty Images

Ông Ross cho hay, mức thuế mới đối với nhôm tấm của Đức là cao nhất, ở mức từ 52% đến 132%; tiếp đến là Bahrain với thuế áp ở mức 1 chữ số. 

Ngoài ra, một loạt quốc gia khác gồm Brazil, Croatia, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Oman, Romania, Serbia, Slovenia, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng chịu ảnh hưởng từ mức thuế mới. 

Trong một cuộc phỏng vấn với Maria Bartiromo của kênh Fox Business hôm 9/10, ông Ross cho biết mức thuế mới sẽ được áp dụng ngay lập tức đối với 18 quốc gia và vùng lãnh thổ nêu trên, gồm cả Đức và Bahrain, cho dù quyết định áp thuế bán phá giá nhôm trên của Bộ Thương mại được xem là sơ bộ.

Trên thực tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ từ tháng 3/2020 đã bắt đầu điều tra xem 18 quốc gia này có bán phá giá nhôm tấm vào thị trường Hoa Kỳ hay không. 

Theo ông Ross, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 2/2021. Đây là hành động thực thi thương mại lớn nhất của Bộ Thương mại Mỹ trong hơn hai thập kỷ qua.

Ông Ross nói với Fox Business: “Đây là vụ án lớn nhất và quy mô nhất trong bộ phận của chúng tôi suốt 20 năm.” Ông còn nói: “Đây là một vấn đề rất phức tạp, nhưng thực tế là có rất nhiều hoạt động bán phá giá bất hợp pháp ở Mỹ, và đây là những gì chúng tôi muốn ngăn chặn.”

Ông cho biết việc Trung Quốc không nằm trong danh sách áp thuế mới đối với nhôm tấm nhập khẩu bởi các mức thuế của Mỹ đã được áp lên các sản phẩm nhôm của Trung Quốc. Và chính việc áp thuế đã đã khiến Trung Quốc dư thừa công suất và đã chuyển mặt hàng này đến nhiều nước khác, sau đó bán phá giá khi nhập khẩu vào Mỹ. 

Đến nay, Washington đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc nhằm buộc chính quyền Bắc Kinh thay đổi các chính sách như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp công nghiệp hay ép buộc chuyển giao công nghệ…

Trước đó, hồi tháng 9/2020, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã đệ trình dự luật mới nhằm cắt giảm các đặc quyền thương mại đặc biệt của Trung Quốc bằng cách thu hồi quy chế Tối huệ quốc vĩnh viễn, hay được gọi là quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Hai thập kỷ trước, Tổng thống Bill Clinton đã ký thành luật Đạo luật Quan hệ Trung – Mỹ năm 2000, mở đường cho quy chế PNTR của Trung Quốc, gọi là Tối huệ quốc (MFN). Tổng thống George W. Bush, vào ngày 27/12/2001, đã ký một tuyên bố chính thức đưa quy chế Tối huệ quốc của Trung Quốc trở thành vĩnh viễn. Điều này là một trợ lực lớn cho sự phát triển kinh tế và thương mại Trung Quốc. 

Tuy nhiên, hàng giả và hàng kém chất lượng từ Trung Quốc đang tràn vào Hoa Kỳ mỗi ngày và các Thượng nghị sĩ Quốc hội đã phải đưa ra các dự luật kêu gọi bãi bỏ quy chế thương mại Tối huệ quốc của Trung Quốc.

Ngày 23/9, Giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) Mark Morgan và cố vấn kinh tế và thương mại của Tổng thống Mỹ Peter Navarro đã cùng đăng một bài bình luận trên Fox Bussiness nói rằng, CBP đã tiến hành kiểm tra đặc biệt các gói hàng nhỏ có nguồn gốc chủ yếu ở Trung Quốc và phát hiện ra rằng trong “Chiến dịch tấn công” kéo dài 14 tháng, 13% các gói hàng được đánh dấu “Made in China” chứa các loại hàng giả hoặc các mặt hàng bị cấm khác.

Nếu tính theo ngày, mỗi ngày có khoảng 700.000 gói hàng ghi “Made in China” tràn vào Mỹ. 68% trong số đó được xử lý bởi Bưu điện Hoa Kỳ tại cảng nhập cảnh. Các bưu kiện hàng không còn lại do các hãng tư nhân như DHL, FedEx và UPS xử lý. Mỗi ngày, gần 90.000 người Mỹ bị xâm phạm bởi những sản phẩm Trung Quốc giả và kém chất lượng này.

Có thể nói, việc Mỹ hủy bỏ quy chế Tối huệ quốc của Trung Quốc trở thành trọng tâm của cuộc chiến thuế quan. 

Dự luật mà Thượng nghị sĩ Tom Cotton đệ trịnh cũng sẽ giúp đưa quan hệ thương mại của Mỹ với chính quyền Trung Quốc quay trở lại thời điểm trước khi có quy chế Tối huệ quốc, thời điểm mà Mỹ đánh giá và phê duyệt các điều kiện đáp ứng của Trung Quốc hàng năm. Trong một bài đăng trên Twitter ngày 15/9, Thượng nghị sĩ Cotton cho biết, động thái này sẽ là một bước để chống lại sự mất mát của ngành sản xuất Mỹ.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Tom Cotton từ Arkansas cũng đệ trình một dự luật vào ngày 17/9, đề nghị Hoa Kỳ bãi bỏ quy chế Tối huệ quốc vĩnh viễn của Trung Quốc, cũng chính là cái gọi là “mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn“.

Minh Ngọc

Xem thêm: