Silicon Valley Bank, ngân hàng cho vay tập trung vào công ty khởi nghiệp, đã đóng cửa sáng thứ Sáu (10/3) sau khi 42 triệu USD bị rút liên tục trong 48 giờ, bất ngờ khiến hàng tỷ USD của công ty và nhà đầu tư bị kẹt, trở thành vụ sụp đổ lớn nhất kể từ vụ khủng hoảng tài chính 2008, và cũng là vụ ngân hàng sụp đổ lớn thứ hai của Hoa Kỳ, theo Reuters đưa tin.

Video của Bloomberg giải thích sơ bộ về SVB sụp đổ:

Các cơ quan quản lý ngân hàng California đã đóng cửa SVB vào thứ Sáu, và chỉ định Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) tiếp quản để xử lý tài sản sau này.

SVB, có trụ sở tại Santa Clara, là ngân hàng lớn thứ 16 tại Hoa Kỳ vào cuối năm ngoái, với tài sản khoảng 209 tỷ USD.

Cục Dự trữ Liên bang FED tăng lãi suất mạnh tay trong năm ngoái, cộng với khó khăn về tài chính của các công ty công nghệ khởi nghiệp, đối tượng chính của SVB, dường như là nguyên nhân chính dẫn đến SVB sụp đổ. Khi cố gắng huy động vốn để bù đắp các khoản tiền gửi bỏ trốn, ngân hàng đã mất 1,8 tỷ đô la đối với trái phiếu kho bạc mà giá trị của chúng đã bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất của FED.

Cuối hôm thứ Tư (8/3), các nhà đầu tư đã sửng sốt khi có tin SVB cần huy động 2,25 tỷ đô la để củng cố bảng cân đối kế toán. Trong vòng 48 giờ, một cơn hoảng loạn gây ra bởi chính cộng đồng đầu tư mạo hiểm mà SVB đã phục vụ và nuôi dưỡng dẫn đến 42 triệu đô la bị rút khiến SVB mất khả năng thanh khoản, cuối cùng chấm dứt 40 năm hoạt động của ngân hàng.

Sự sụp đổ này là vụ lớn nhất kể từ Washington Mutual phá sản vào khủng hoảng tài chính quãng 2008. Kể từ đó, các cơ quan quản lý đã áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về vốn đối với các ngân hàng Mỹ nhằm đảm bảo sự sụp đổ của từng ngân hàng riêng lẻ sẽ không gây hại cho hệ thống tài chính và nền kinh tế rộng lớn hơn.

shutterstock 1633395511
Ngân hàng SVB sụp đổ khiến hàng tỷ USD mắc kẹt là vụ lớn nhất kể từ khủng hoảng 2008

Văn phòng chính và tất cả các chi nhánh của SVB sẽ mở cửa trở lại vào ngày 13/3 và tất cả những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ có quyền truy cập đầy đủ vào tiền gửi được bảo hiểm của họ không muộn hơn sáng thứ Hai, FDIC cho biết.

Nhưng 89% trong số 175 tỷ đô la tiền gửi của ngân hàng không được bảo hiểm vào cuối năm 2022, theo FDIC, và số phận của chúng vẫn chưa được định đoạt.

FDIC đang chạy đua để tìm một ngân hàng khác vào cuối tuần qua sẵn sàng sáp nhập với SVB, theo những người quen thuộc với vấn đề yêu cầu giấu tên vì các chi tiết được bảo mật. Mặc dù FDIC hy vọng sẽ thực hiện một vụ sáp nhập như vậy vào thứ Hai để bảo vệ các khoản tiền gửi không được bảo đảm, nhưng không có thỏa thuận nào là chắc chắn, các nguồn tin cho biết thêm.

Người phát ngôn của FDIC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Nhật Tân