Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 46,5% trong 10 tháng qua, cộng thêm giá cao su tăng 29% do dự kiến nguồn cung sụt giảm, đã giúp ngành cao su Việt Nam có được lợi nhuận cao bất chấp nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn.

shutterstock 1825851215
(Ảnh: Phouy/ Shutterstock)

1. Giá cao su thế giới biến động trong năm

Giá cao su những tháng đầu năm 2021 tăng cao vì các nhà đầu tư trên thế giới kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế sau đợt dịch bùng phát mạnh năm 2020.

Tuy nhiên, điều này thực chất đã không xảy ra khi giá liên tục sụt giảm do tình trạng thiếu container vận tải và đa số các nước trên thế giới đối diện với đợt bùng phát dịch COVID nặng tiếp theo. Trong đó, Việt Nam đã phải thực hiện biện pháp phong tỏa nhiều tỉnh thành.

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, giá cao su trên thế giới có xu hướng đảo chiều tăng trở lại nhờ giá dầu tăng, kéo theo giá cao su tăng mạnh. 

Tuy nhiên những ngày gần đây, biến thể COVID mới với tên gọi Omicron (theo WHO) đã khiến niềm tin của các nhà đầu tư một lần nữa gặp phải thử thách, giá dầu thô có dấu hiệu sụt giảm dẫn đến giá cao su khó dự đoán trong thời gian tới.

2. Ngành cao su Việt Nam vừa được lãi lớn

Dù xuất khẩu sang Trung Quốc, thị thường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam (chiếm 68,1% tổng lượng cao su cả nước), bị giảm nhưng nhu cầu từ một số thị trường khác tiếp tục tăng mạnh như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Cộng hoà Séc, Canada…

Ngoài ra, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sau thời gian ngưng cạo mủ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nông trường cao su lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước đã trở lại khai thác. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra số liệu về xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2021 đạt 1,49 triệu tấn, giá trị đạt 2,47 tỷ USD (tăng 13,9% khối lượng và 46,5% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái).

Nhiều chuyên gia dự báo rằng mức giá này sẽ tiếp tục duy trì đến 2022 do diện tích trồng cao su sắp tới sẽ giảm mạnh, chủ yếu là việc doanh nghiệp phải bàn giao quỹ đất của mình cho chủ thầu để xây dựng khu công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp đang báo cáo lãi do hưởng lợi từ việc tăng giá bán và tăng sản lượng trong ngắn hạn.

3. Vẫn còn nhiều nỗi lo

Thử thách mới cho thị trường cao su khi tình hình dịch COVID-19 tại các tỉnh trồng cao su chủ lực của Việt Nam đang diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao các nhiễm trong tháng 11 so với tháng 10. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực sản xuất cao su trong thời gian tới.

Số ca nhiễmBình DươngĐồng NaiTây NinhBình Phước
Từ 1- 27/1019.35014.3752.538268
Từ 1 – 27/1147.14519.85215.5994.404

Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của biến thể COVID mới Omicron được báo cáo tại Nam Phi, tình hình kinh tế thế giới dự kiến ít nhiều chịu sự ảnh hưởng. Nhiều quốc gia đang khẩn trương áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, nhưng điều này vẫn còn quá sớm để kết luận về chủng biến thể mới. Việc phản ứng thái quá có thể dẫn đến những tâm lý bất ổn trên thị trường. Chứng khoán một số ngành liên quan như du lịch, ngân hàng, hàng hóa… lao dốc. Do sự hoang mang chung, các nhà đầu tư lo ngại rằng nhu cầu dầu sẽ giảm mạnh. Giá dầu trên thị trường dầu thô quốc tế cũng lao dốc. Ông Douglas Porter, nhà kinh tế trưởng tại BMO Capital Markets, nhận định. “Ít nhất, (virus) có khả năng sẽ tiếp tục ném cát vào các bánh răng của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2022, hạn chế sự phục hồi (và) giữ các khúc mắc trong chuỗi cung ứng.”

Vậy nên, thị trường cao su thế giới trong thời gian tới có chịu ảnh hưởng như đợt sụt giảm giữa năm vừa rồi hay không vẫn còn là một ẩn số.

Quang Minh

Xem thêm: