Dịch vụ ăn uống ngày càng nở rộ với mức giá rẻ, thêm vào đó, việc thiếu không gian vui chơi cho trẻ nhỏ ở các thành phố lớn đã khiến nhu cầu ăn ngoài và ghé các trung tâm thương mại của các gia đình trẻ Việt Nam tăng lên.

an ngoai
Cảnh các gia đình ăn uống tấp nập tại một khu ẩm thực bên trong Trung tâm thương mại. (Ảnh: nld.com.vn)

Năm 2013, sự thâm nhập của Starbuck vào Việt Nam đã tạo nên cơn sốt trong giới trẻ. Thời điểm đó nhiều người còn tranh cãi về khả năng thành công của Starbuck tại Việt Nam, cho rằng mức giá quá cao và không phù hợp với cách uống cà phê truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên câu trả lời đến nay đã có phần rõ ràng. Dù cho số lượng cửa hàng Starbuck tại Việt Nam hiện nay còn khá thấp (29 cửa hàng trên khắp cả nước) và đồ uống này dường như còn xa xỉ đối với người Việt, nhưng sự phát triển của những thương hiệu cà phê mang phong cách hiện đại đang dần chiếm lĩnh trong giới trẻ thuộc thế hệ Z và dường như sẽ làm thay đổi văn hóa uống, vốn quen với cà phê và trà truyền thống của người Việt, trong tương lai.

Theo báo cáo của Dicision Lap, năm 2017 chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt thương hiệu cà phê ngoại, có không ít thương hiệu đã phải bỏ cuộc. Mặc dù vậy, thị trường loại đồ uống này vẫn vô cùng sôi động với vô số các cửa hàng được khai trương với các chương trình khuyến mại, tặng voucher phong phú.

>> Cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Hà Nội chuẩn bị khai trương ngày 2/12

Nghiên cứu của Decision Lap cũng cho thấy một sự thay đổi khác trong thói quen ăn uống của người Việt đó là số người ăn ngoài tiệm tăng lên. Khảo sát ở ba thành phố lớn là TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội cho thấy, năm 2017, số người Việt đi ăn ngoài tiệm tăng nhẹ, bình quân từ 144 lượt/người/năm lên 147 lượt/người/năm. Trong đó, số lượt người ăn tiệm ở Hà Nội là thấp nhất.

Mức chi tiêu cho ăn uống bên ngoài trong quí 3/2017 của người Việt khoảng gần 10.000 tỷ đồng/tháng, tương đương gần 800.000 đồng/tháng/người, theo Decision Lab.

Sự phát triển rầm rộ của các cửa hàng tiện ích, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các khu vực nông thôn đã lôi kéo người dân ra ngoài nhiều hơn. Các cửa hàng hoặc siêu thị này thường nhắm đến số đông người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình bằng việc bán đồ ăn sẵn với mức giá vừa phải.

Theo Decision Lap, số lượng các cửa hàng tiện ích ở Việt Nam tương đối nhiều và sẽ còn tiếp tục phát triển. Chẳng hạn, hệ thống Vinmart+ có khoảng 930 cửa hàng, dự kiến sẽ tăng thêm hơn 2000 cửa hàng vào năm 2020. Circle K có khoảng 268 cửa hàng và dự kiến tăng thêm gần 300 cửa hàng năm 2020. Family Mart có 141 cửa hàng và dự kiến tăng thêm 859 cửa hàng vào năm 2020. Ngoài ra, còn có hàng loạt các cửa hàng nhỏ hơn như Co.op Smile, Ministop cũng sẽ mở rộng và hàng loạt các thương hiệu khác sắp đổ vào Việt Nam.

Một nguyên nhân nữa khiến số lượt người Việt đi ăn ngoài tiệm tăng lên là thiếu không gian chơi cho trẻ nhỏ ở các thành phố lớn. Sự đầu tư quá nhiều vào các trung tâm mua sắm hay chuỗi siêu thị nhưng lại ít chú trọng đến phát triển không gian sống và sinh hoạt lành mạnh như khu vui chơi giải trí hay công viên, khiến cho các gia đình Việt không có nhiều lựa chọn cho mục đích nghỉ ngơi thư giãn.

Vào các ngày nghỉ, các gia đình trẻ thường muốn đưa con đi chơi. Tuy nhiên, thiếu không gian phù hợp khiến các khiến các ông bố bà mẹ đành đưa con vào các trung tâm mua sắm, nơi có thể có khu vui chơi cho trẻ và bán đồ ăn sẵn đáp ứng nhu cầu con trẻ.

Liên Hương

Xem thêm: